TÍnh tổng các số lẻ & chẳn

Liên hệ QC

ba.ho_eis

Thành viên chính thức
Tham gia
1/4/10
Bài viết
52
Được thích
16
Các pác ơj có hàm nào để mình tính tổng các số lẻ hoặc tổng các số chẳn không vậy?
 

File đính kèm

Hàm của Cò Già là đếm coi bao nhiêu số chẵn và bao nhiêu số lẻ, chứ chưa tính tổng.

Tổng các số chẵn:

=SUM(IF(MOD(E7:E24;2)=0;E7:E24;0))

Tổng các số lẻ:

=SUM(IF(MOD(E7:E24;2)=1;E7:E24;0))

Nhớ Ctrl + Shift + Enter
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mở rộng 1 chút, công thức nào tính tổng các số chẵn và lẻ từ 1 đến 18 (Không dựa vào vùng trên sheet nha)
 
Mở rộng 1 chút, công thức nào tính tổng các số chẵn và lẻ từ 1 đến 18 (Không dựa vào vùng trên sheet nha)
Tổng các số chẵn từ 1 đến A1 (A1 nguyên dương, A1 > 0)
Mã:
=(INT(A1/2)+1)*MROUND(A1-0.5,2)/2
Tổng các số lẻ từ 1 đến A1 (A1 nguyên dương, A1 > 0)
Mã:
=ROUND(A1/2,0)*MROUND(A1+0.5,2)/2
 
Cám ơn Huu Thang, nhưng mình không có điều kiện test vì vướng hàm Mround(). Cách của mình thì đơn giản thôi,như thế này

-Các số chẵn từ 1 đến 18 chính là các số tự nhiên từ 1 đến 9 nhân với 2 (Xác định con số 9 là con số chẵn cuối chia 2):
vậy thì tổng các số chẵn từ 1 dến 18 sẽ là

={Sum(Row(1:9)*2)} (=90)

-Tổng các số lẻ bao giờ cũng nhỏ hơn tổng số chẵn bằng Số chẵn cuối chia 2

(=90-9)

Các bạn thử xem sao?
 
Cám ơn Huu Thang, nhưng mình không có điều kiện test vì vướng hàm Mround(). Cách của mình thì đơn giản thôi,như thế này

-Các số chẵn từ 1 đến 18 chính là các số tự nhiên từ 1 đến 9 nhân với 2 (Xác định con số 9 là con số chẵn cuối chia 2):
vậy thì tổng các số chẵn từ 1 dến 18 sẽ là

={Sum(Row(1:9)*2)} (=90)

-Tổng các số lẻ bao giờ cũng nhỏ hơn tổng số chẵn bằng Số chẵn cuối chia 2

(=90-9)

Các bạn thử xem sao?
Mình nghĩ công thức thì phải đúng trong mọi trường hợp dữ liệu. Bây giờ nếu dùng công thức của bạn để tính tổng số chẵn và số lẻ các số từ 1 đến 19 thì đâu có tính được.
Với lại bạn nói là không dựa vào vùng trên sheet nên mình tưởng là không dùng các hàm Row, Column,....
 
Mình không muốn dựa vào cái dãy số trên sheet thôi vì nó có qua nhiều cách, ví dụ cách của mình sau sẽ đẻ ra 4 cách:

={SUM(IF(E7:E24<>EVEN(E7:E24),0,E7:E24))}

Còn công thức của Exc mà bỏ thì còn gì là Exc. Cái hàm row() của mình là mình chỉ mượn nó làm biến chạy thôi
Mình chỉ nêu ra 1 cách còn việc sử lý cho việc bao hết các số chắc mọi người đều làm được.
 
Bài này là CẤP SỐ CỘNG mà
Với
u1 = số hạng đầu tiên
n = số lượng các phần tử
d = công sai
Tổng số = (2*u1+(n-1)*d)*n/2
Vậy việc của chúng ta là:
- Tìm số đầu tiên
- Tìm số lượng phần tử
- Tìm công sai
Lưu ý: Số lượng phần tử n cố thế tính dựa vào công thức un = u1 + ( n – 1)*d
===> Thế vào là ra (chẳng cần đến Excel cũng tính được) ===> Và đây chính là công thức tổng quát cho mọi trường hợp
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài này là CẤP SỐ CỘNG mà
Với
u1 = số hạng đầu tiên
n = số lượng các phần tử
d = công sai
Tổng số = (2*u1+(n-1)*d)*n/2
Vậy việc của chúng ta là:
- Tìm số đầu tiên
- Tìm số lượng phần tử
- Tìm công sai
Lưu ý: Số lượng phần tử n cố thế tính dựa vào công thức un = u1 + ( n – 1)*d
===> Thế vào là ra (chẳng cần đến Excel cũng tính được) ===> Và đây chính là công thức tổng quát cho mọi trường hợp
Thế bạn dùng công thức nào để tính un mà không dùng đến Excel?
 
Thế bạn dùng công thức nào để tính un mà không dùng đến Excel?
Xin lỗi, tôi nói không rõ khiến bạn hiểu lầm
Ý tôi là vầy:
- Có số đầu
- Có công sai
- Có số phần tử
===> Tổng
Hoặc
- Có số đầu
- Có số cuối
- Có công sai
===> Tổng
Đây là cách tính tổng quát của CẤP SỐ CỘNG và cái này không cần đến công thức Excel
---------------
Bài của tác giả lại hơi khác 1 chút ---> Việc của ta là tìm un, nd rồi quy về cấp số cộng mà tính... Và việc tìm kiếm này phải dùng Excel rồi (hàm MAX chẳng hạn)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom