SỬA GIÚP EM CÔNG THỨC TÍNH ĐI TRỄ VỀ SỚM

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

hungvu0106

Thành viên mới
Tham gia
13/9/23
Bài viết
35
Được thích
4
XIN CHÀO CÁC ANH CHỊ
Hiện tại file tính giờ công đi trễ về sớm em đang làm. gặp một số vấn đề nhờ các anh chị sửa giúp em:
+ giờ làm ca đêm từ 10h tới 6h sáng ,khi có người về sớm trước 12h đêm thì ở cột tính đi trễ về sớm của em nó k tính ra được thời gian về sớm
Nhờ các anh chị sửa giúp em công thức để có thể tính được ạ.EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU
 

File đính kèm

  • booker.xlsx
    9.2 KB · Đọc: 22
XIN CHÀO CÁC ANH CHỊ
Hiện tại file tính giờ công đi trễ về sớm em đang làm. gặp một số vấn đề nhờ các anh chị sửa giúp em:
+ giờ làm ca đêm từ 10h tới 6h sáng ,khi có người về sớm trước 12h đêm thì ở cột tính đi trễ về sớm của em nó k tính ra được thời gian về sớm
Nhờ các anh chị sửa giúp em công thức để có thể tính được ạ.EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU
Bạn thử công thức này xem sao
=max(0,"8:00"-text(F8+1-max(E8,VLOOKUP(LOOKUP("zz",C$8:C8),$L$2:$M$3,2,0)),"hh:mm"))
 
Bạn thử công thức này xem sao
=max(0,"8:00"-text(F8+1-max(E8,VLOOKUP(LOOKUP("zz",C$8:C8),$L$2:$M$3,2,0)),"hh:mm"))
Cảm ơn bạn. Công thức của bạn đúng với ý của mình lắm. Nhưng nó xảy ra sai sót ở chỗ:
Mình lấy ví dụ ca ngày: ca làm việc bắt đầu 6h-14h. Người A vào 5:50 về 9h50 tức là họ về sớm 4 tiếng 20 phút.
Nhưng công thức bạn cho nó chỉ tính là 4 tiếng 10 phút. Do họ vào sớm 10 phút. Vấn đề mình muốn nói ở đây có cách nào không tính khoảng thời gian họ vào sớm hơn giờ làm được không ạ. Tại vì thường thì sẽ vào trước giờ bắt đầu làm.Nhờ bạn chỉ giúp mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.
 
Cảm ơn bạn. Công thức của bạn đúng với ý của mình lắm. Nhưng nó xảy ra sai sót ở chỗ:
Mình lấy ví dụ ca ngày: ca làm việc bắt đầu 6h-14h. Người A vào 5:50 về 9h50 tức là họ về sớm 4 tiếng 20 phút.
Nhưng công thức bạn cho nó chỉ tính là 4 tiếng 10 phút. Do họ vào sớm 10 phút. Vấn đề mình muốn nói ở đây có cách nào không tính khoảng thời gian họ vào sớm hơn giờ làm được không ạ. Tại vì thường thì sẽ vào trước giờ bắt đầu làm.Nhờ bạn chỉ giúp mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Mình tưởng 4h10p mới đúng chứ. Vào 5h50, đến 6h00 mới tính công. Làm đến 9h50, trong khi giờ ra ca là 14h. 14h-9h50 ra 4h10p chứ.
 
Mình tưởng 4h10p mới đúng chứ. Vào 5h50, đến 6h00 mới tính công. Làm đến 9h50, trong khi giờ ra ca là 14h. 14h-9h50 ra 4h10p chứ.
Phục đức kiên nhẫn của bạn.
Cái bảng tính này nhìn phớt qua là biết ngay phải sửa công thức vài lần. Nhìn kỹ lại thì biết là không khả thi nếu thớt không thêm chi tiết.
 
Mình tưởng 4h10p mới đúng chứ. Vào 5h50, đến 6h00 mới tính công. Làm đến 9h50, trong khi giờ ra ca là 14h. 14h-9h50 ra 4h10p chứ.
Mình cảm ơn bạn. Nhờ bạn giúp mình thêm lần nữa trường hợp mình tô vàng. có cách nào để tính được thời gian họ về sớm là bao nhiêu không ạ. bình thường ca bắt đầu sẽ là 22:00 nhưng họ tăng ca sẽ vào lúc 18:00 là sẽ tính ca làm 12 tiếng. Nhưng họ về sớm lúc 20:29 có cách nào để cột đi trễ vê sớm nó hiện lên không ạ
 

File đính kèm

  • 16.02~15.03.2024.xlsm
    1.4 MB · Đọc: 11
Mình cảm ơn bạn. Nhờ bạn giúp mình thêm lần nữa trường hợp mình tô vàng. có cách nào để tính được thời gian họ về sớm là bao nhiêu không ạ. bình thường ca bắt đầu sẽ là 22:00 nhưng họ tăng ca sẽ vào lúc 18:00 là sẽ tính ca làm 12 tiếng. Nhưng họ về sớm lúc 20:29 có cách nào để cột đi trễ vê sớm nó hiện lên không ạ
1/ Sao công ty bạn có tổng thời gian mỗi ca không đồng nhất với nhau vậy: 7h10', 7h55', 8h10', 8h35', 9h35'....Không theo quy định thời gian làm việc 8h/ngày à!?
(Xem AJ4: AJ52 file kèm dưới đây)

2/ Ca "CH7" là ca gì mà không có trong biểu "Thời gian quy định của công ty"?

3/ Do bài #1 bạn đưa dữ liệu tối giản, nên công thức tại cột Z không phù hợp với dữ liệu bài #6, tôi Vd: dòng 6, vào 6:05, ra 14:15; giờ quy định vào: 6:00, ra 14:10, lẽ ra nó phải đi trễ 5'.

4/ Bạn yêu cầu: ca theo quy định: vào 22:00, ra 6:10; Công nhân vào lúc: 17:54:14, ra lúc: 20:29:57. Cả hai giờ vào-ra đâu có nằm trong khung giờ quy định đâu mà tính là về sớm? Có phải nó được tính chỉ là giờ tăng ca không thôi sao!? Nếu tính là về sớm thì rất vô lý!

Thân
 

File đính kèm

  • 16.02~15.03.2024.xlsm
    1.4 MB · Đọc: 10
1/ Sao công ty bạn có tổng thời gian mỗi ca không đồng nhất với nhau vậy: 7h10', 7h55', 8h10', 8h35', 9h35'....Không theo quy định thời gian làm việc 8h/ngày à!?
(Xem AJ4: AJ52 file kèm dưới đây)

2/ Ca "CH7" là ca gì mà không có trong biểu "Thời gian quy định của công ty"?

3/ Do bài #1 bạn đưa dữ liệu tối giản, nên công thức tại cột Z không phù hợp với dữ liệu bài #6, tôi Vd: dòng 6, vào 6:05, ra 14:15; giờ quy định vào: 6:00, ra 14:10, lẽ ra nó phải đi trễ 5'.

4/ Bạn yêu cầu: ca theo quy định: vào 22:00, ra 6:10; Công nhân vào lúc: 17:54:14, ra lúc: 20:29:57. Cả hai giờ vào-ra đâu có nằm trong khung giờ quy định đâu mà tính là về sớm? Có phải nó được tính chỉ là giờ tăng ca không thôi sao!? Nếu tính là về sớm thì rất vô lý!

Thân
xin chào bạn. Mình xin phép giải thích cho bạn như sau:
1. Tại sao công ty có tổng thời gian không đồng nhất ?
-Do công ty mình số lượng công nhân đông và đặc thù công việc nên phải chia nhiều ca như v đề phù hợp với công việc Nhưng vẫn đảm bảo đủ thời gian làm 8 tiếng.
2. Ca "CH7" là ca gì mà không có trong thời gian biểu của công ty?
- Ca này chỉ được áp dụng tính cho nhân viên phỏng vấn ngày đầu tiên và đào tạo ngày đó nên tính là Ca CH7. Mục đích là ghi nhớ nhân viên đó đào tạo ngày nào."Ngày này vẫn tính công bình thường nhưng do ghi CH7 có ý nghĩa là chưa xác nhận làm ca nào.
3." Tại sao lại dữ liệu sau đưa khác với dữ liệu ban đầu
- Vấn đề mình đang gặp phải là mình tạo thêm cột đi trễ về sớm nhưng công thức mình bị sai. Nên mình mới nhờ sự trợ giúp của các bạn. Cho Nên đúng như bạn nói nếu công thức đúng thì sẽ là đi trễ 5 phút.
4. Ca đêm: 22:00 - 6:10. Công nhân vào lúc 17:54 có nghĩa là họ tăng ca 4 tiếng. Nhưng vấn đề xảy ra là họ về sớm 20:29 trước lúc bắt đầu ca làm việc(22h). Vấn đề bạn nói mình cũng đồng tình ý kiến của bạn. NÊN MÌNH ĐẶT RA TRƯỜNG HỢP CÓ CÁCH NÀO ĐỂ HIỆN LÊN CẢNH BÁO LÀ NHÂN VIÊN ĐÓ VỀ SỚM trước khi bắt đầu ca làm việc không.
Mình thông tin đến bạn. Chân thành cảm ơn bạn
 
NÊN MÌNH ĐẶT RA TRƯỜNG HỢP CÓ CÁCH NÀO ĐỂ HIỆN LÊN CẢNH BÁO LÀ NHÂN VIÊN ĐÓ VỀ SỚM trước khi bắt đầu ca làm việc không.
1/ Để tính thời gian theo ca kíp khác nhau, bạn nên lấy đúng cả: ngày và giờ vào/ra, không nên chỉ lấy trơ mỗi: giờ. Tôi đã chỉnh công thức tại 2 cột (X:W): "IN và OUT" trong file của bạn.

2/ Tương tự, 2 cột (AB: AC): "Giờ quy định IN/OUT" cũng nên theo ngày tương ứng của nhân viên quẹt thẻ vào ra, tôi cũng đã chỉnh lại công thức.

3/ Thêm cột tính tổng thời gian làm việc cho từng ca (cột AJ) trong biểu "Thời gian quy định của công ty".

4/ Công thức sau tôi phân theo điều kiện:
  1. "không chấm": Nếu không có thời gian Vào và Ra.
  2. "thiếu giờ ra": chỉ có giờ Vào, không có giờ Ra, không thể chấm "Đi trễ, về sớm".
  3. "về trước ca": tức thời gian Vào và Ra nhỏ hơn giờ bắt đầu ca.
  4. Còn lại sẽ tính: "Đi trễ, về sớm".
  5. Không tính trường hợp: thời gian Vào và Ra lớn hơn giờ Ra ca quy định.
Công thức tại Z3:
Mã:
=IF(SUM(W3:X3),IF(X3="","thiếu giờ ra",IF(AND(W3<AB3,X3<=AB3),"về trước ca",AC3-AB3+MEDIAN(W3,AB3:AC3)-MEDIAN(X3,AB3:AC3))),"không chấm")

Tham khảo các công thức đã chỉnh theo như đã nói trên trong file đính kèm.

Thân
 

File đính kèm

  • gpe_gio.xlsm
    1.4 MB · Đọc: 22
1/ Để tính thời gian theo ca kíp khác nhau, bạn nên lấy đúng cả: ngày và giờ vào/ra, không nên chỉ lấy trơ mỗi: giờ. Tôi đã chỉnh công thức tại 2 cột (X:W): "IN và OUT" trong file của bạn.

2/ Tương tự, 2 cột (AB: AC): "Giờ quy định IN/OUT" cũng nên theo ngày tương ứng của nhân viên quẹt thẻ vào ra, tôi cũng đã chỉnh lại công thức.

3/ Thêm cột tính tổng thời gian làm việc cho từng ca (cột AJ) trong biểu "Thời gian quy định của công ty".

4/ Công thức sau tôi phân theo điều kiện:
  1. "không chấm": Nếu không có thời gian Vào và Ra.
  2. "thiếu giờ ra": chỉ có giờ Vào, không có giờ Ra, không thể chấm "Đi trễ, về sớm".
  3. "về trước ca": tức thời gian Vào và Ra nhỏ hơn giờ bắt đầu ca.
  4. Còn lại sẽ tính: "Đi trễ, về sớm".
  5. Không tính trường hợp: thời gian Vào và Ra lớn hơn giờ Ra ca quy định.
Công thức tại Z3:
Mã:
=IF(SUM(W3:X3),IF(X3="","thiếu giờ ra",IF(AND(W3<AB3,X3<=AB3),"về trước ca",AC3-AB3+MEDIAN(W3,AB3:AC3)-MEDIAN(X3,AB3:AC3))),"không chấm")

Tham khảo các công thức đã chỉnh theo như đã nói trên trong file đính kèm.

Thân
Đầu tiên mình xin lỗi vì trả lời comment chậm.
Mình xin chân thành cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Mình đã áp dụng và đã thành công. Bạn cho mình hỏi thêm một ý nữa do mình chưa hiểu lắm về công thức median. Theo mình biết median là lấy số ở giữa (trung vị)
Mình lấy ví dụ cột 4: median(w4,ab4:c4) tại sao nó lại trả về "GIỜ QUY ĐỊNH IN(cột AB)" mà không phải là giờ ở giữa: 5:59:36 đến 18:20:43 v ạ.Cột OUT cũng v mình chưa hiểu lắm. Nhờ bạn giải thích giúp mình với
 
Đầu tiên mình xin lỗi vì trả lời comment chậm.
Mình xin chân thành cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Mình đã áp dụng và đã thành công. Bạn cho mình hỏi thêm một ý nữa do mình chưa hiểu lắm về công thức median. Theo mình biết median là lấy số ở giữa (trung vị)
Mình lấy ví dụ cột 4: median(w4,ab4:c4) tại sao nó lại trả về "GIỜ QUY ĐỊNH IN(cột AB)" mà không phải là giờ ở giữa: 5:59:36 đến 18:20:43 v ạ.Cột OUT cũng v mình chưa hiểu lắm. Nhờ bạn giải thích giúp mình với
Nhấp chuột vào đây để mở rộng...
I. Số trung vị là số nằm khoảng trong, ở vùng giữa 2 số biên, nó không hẵn là số trung bình. Hàm Median() tìm số 'trung vị' này.

1/ Nếu số lượng số cần so sánh là lẻ:
Vd: 13, 45, 20 --> có 3 số cần so sánh: thì số 20 là số trung vị (không phải là số trung bình: (13+45)/2=29)
Vd: 5, 17, 82, 36, 290 --> có 5 số cần so sánh: thì Median() sẽ cho ra kết quả là 36

2/ Nếu số lượng số cần so sánh là chẳn:
Vd: 45, 18, 25, 170 --> có 4 số cần so sánh, hàm Median() sẽ lấy số trung bình của 2 số 45 và 25 tức: (45+25)/2= 35.

Từ ý trên, bạn sẽ dễ so sánh: W4= 5:59:36, AB4= 06:00:00, AC4= 14:10:00, hàm Median() sẽ chọn 06:00:00 là số trung vị; Giả sử: là 16:15:20, 06:00:00, 14:10:00, nó sẽ là 14:10:00; Giả sử: là 09:30:00, 06:00:00, 14:10:00, nó sẽ là 09:30:00

II. Cột AB: Lấy ngày lúc quẹt thẻ vào (check-in) + giờ Vào quy định, sẽ thành: ngày và giờ Vào quy định.
Cột AC: Lấy ngày và giờ cột AB + tổng giờ làm việc 1 ngày của từng ca sẽ thành: ngày và giờ Ra quy định

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
I. Số trung vị là số nằm khoảng trong, ở vùng giữa 2 số biên, nó không hẵn là số trung bình. Hàm Median() tìm số 'trung vị' này.

1/ Nếu số lượng số cần so sánh là lẻ:
Vd: 13, 45, 20 --> có 3 số cần so sánh: thì số 20 là số trung vị (không phải là số trung bình: (13+45)/2=29)
Vd: 5, 17, 82, 36, 290 --> có 5 số cần so sánh: thì Median() sẽ cho ra kết quả là 36

2/ Nếu số lượng số cần so sánh là chẳn:
Vd: 45, 18, 25, 170 --> có 4 số cần so sánh, hàm Median() sẽ lấy số trung bình của 2 số 45 và 25 tức: (45+25)/2= 35.

Từ ý trên, bạn sẽ dễ so sánh: W4= 5:59:36, AB4= 06:00:00, AC4= 14:10:00, hàm Median() sẽ chọn 06:00:00 là số trung vị; Giả sử: là 16:15:20, 06:00:00, 14:10:00, nó sẽ là 14:10:00; Giả sử: là 09:30:00, 06:00:00, 14:10:00, nó sẽ là 09:30:00

II. Cột AB: Lấy ngày lúc quẹt thẻ vào (check-in) + giờ Vào quy định, sẽ thành: ngày và giờ Vào quy định.
Cột AC: Lấy ngày và giờ cột AB + tổng giờ làm việc 1 ngày của từng ca sẽ thành: ngày và giờ Ra quy định

Thân
Chân thành cảm ơn bạn.
Mình đã hiểu được hàm Median. cám ơn kiến thức bổ ích từ bạn. Chúc bạn ngày tốt lành.
 
Web KT
Back
Top Bottom