chào bạn muopvang:
1/ vồn thường xuyên của doanh nghiệp theo mình hiểu nghĩa tiếng anh của nó là Working Capital hay một số người vẫn gọi là vốn lưu động. nguồn vồn này được tính như sau: phải thu + hàng tồn kho - phải trả. toàn bộ tham số để tính nguồn vốn này đều là ngắn hạn nên nguồn vốn này phải được xem là ngắn hạn. tuy nhiên, trong thực tế đây là những khoản chi phí phát sinh liên tục dẫn đến nó lại được coi là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho dài hạn. ví dụ:
1 doanh nghiệp kinh doanh quần áo thì lúc nào trong kho cũng cần phải có 1 khoảng là 15 triệu tiền hàng tồn kho và đương nhiên đây là nguồn vốn ngắn hạn. tuy nhiên, trong trường hợp hàng tồn kho chỉ còn 10 triệu thì bạn phải bổ sung và duy trì hàng tồn kho là 15 triệu. và cứ tiếp diễn như thế thành ra nó lại trở thành dài hạn. nguồn vốn này chỉ được thu hồi khi kết thúc dự án và bạn thanh lý toàn bộ hàng tồn kho
2/ vốn hoạt động thuần thì cũng tương tự như cách tính của working capital. bạn vẽ Balance Sheet ra thì bạn sẽ thấy thôi. trong cách chương trình nước ngoài thì hầu như không có khái niệm này, chỉ có việt nam mình phát sinh ra thôi, bạn cũng ko cần để ý đến nó làm gì.
3/ nhu cầu vốn lưu động : theo mình hiểu nghĩa tiếng anh của nó có thể là Working Capital Investment = delta( khoản phải thu) + delta( hàng tồn kho) - delta( khoản phải trả).
ví dụ: trong dự án, người ta sẽ xác định sang năm cần 1 khoản vốn lưu động là bao nhiêu, trong trường hợp nếu thiếu thì họ phải tìm cách tài trợ cho khoản vốn lưu động bằng cách đi vay hoặc bằng cách nào khác tương tự.
Mình hay sử dụng tiếng anh khi mà nói về tài chính cho nên trong trường hợp mình giải thích bằng tiếng việt có thể có sự lệch pha so với chương trình của đai học việt nam ( thật ra mình cũng học từ đại học ở việt nam nhưng mà mình quên gần hết rồi, hihi).
thân ái và quyết thắng