Năm 2008 đầy khó khăn, chật vật!

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
Chúng ta cùng phân tích nhé.
Nếu có rủi ro trong công việc buôn bán thì có mấy trường hợp sau:
1- Hàng về bán lãi quá ít, không như ông mong muốn ban đầu.
2- Hàng về bán không có lãi, và ông ta rất chán nản (đôi khi còn đi uống rượu giải sầu)
3- Hàng về bán bị lỗ vốn, ông ta rất chán đời (đôi khi còn định đi tu nữa, vì suốt ngày bị gia đình càm ràm nên ông ta rất căng thẳng mà không biết xả đi đâu cả)


Theo bạn:
  • Có nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
  • Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

--=0

Cái này thì phải làm bài phân tích ngành nông nghiệp dài 30 trang có bao gồm phân tích rủi ro, phân tích cơ hội thách thức, sau đó bán lại cho bác nông dân để bác ấy kinh doanh có chiến lược. Tuy nhiên nếu khuyên bác nông dân thì khuyên bác nên chuyển hướng kinh doanh, ngay cả khi khó khăn thế này bác nông dân vẫn có thể phát đạt nhờ một số ngành ít chịu ảnh hưởng rủi ro.

Cụ thể danh sách ngành như sau:

1> Ngành bán nước trà đá

* Vốn đầu tư ít: chỉ cần 4 cái ghế đẩu, 1 cái hộp xốp, 1 bộ ấm chén, 1 phích nước cũ, 1 cái bếp than, ít chè và ít đá). Tổng + tất cả vào khoảng 70.000 VNĐ

* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao tới 100%: giá bán 1 cốc trà đá năm 2007 là 500 VNĐ/cốc thì năm 2008 đã là 1000 VNĐ/cốc

* Doanh thu cực lớn do: 1 lạng chè khô pha tái pha hồi chẳng bán được tới gần 20 cốc

* Thị phần: chỉ có hoặc giữ nguyên hoặc tăng chứ không có chuyện giảm

* Rủi ro chính sách: không hề có do nước trà là thức uống bổ cho sức khoẻ

2> Ngành bán áo mưa trên phố đông người, đoạn hay bị tắc xe cộ trước khi trời sắp đổ mưa

* Vốn đầu tư: ít
* Thị phần: rất lớn
* Tuy nhiên có rủi ro là ngành này doanh thu hay biến đông theo mùa vụ -\\/.

3> Ngành bán xăng lẻ dọc đường ở nơi cách xa cây xăng

* Vốn đầu tư: ít
* Thị phần: vừa vừa
* Rủi ro: không hề có, trừ khi dậy nắp can xăng không kỹ thì xăng bay đi chút đỉnh khiến định mức tiêu hao tăng --=0. Ngoài ra có thêm rủi ro cháy nổ do khinh suất.
* Lợi nhuận cực cao: các quán xăng lẻ quanh đường HN giờ vẫn bán 15.000VNĐ/lít trong khi cây xăng mua chỉ 11.000 VNĐ/lít. Lợi nhuận trên doanh thu là 4/11~30% (cao ngất)

4> Ngành chăm sóc sức khoẻ cho Lâm Nhi ở công viên Thủ Lệ: công việc đơn giản là hàng ngày sau khi Lâm Nhi ăn xong thì xỉa răng cho nó, sau đó vuốt ve ru nó ngủ. Lương cực cao: 20.000 USD/tháng. Rủi ro: Lâm Nhi cáu sẽ cắn một miếng

--=0--=0
 
Hình như câu hỏi ở đây mang ý nghĩa khác

Theo bạn:

* Có nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
* Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

Có vẻ như đang bàn đến ứng xử cá nhân về chấp nhận khi KD bị Lỗ, về THẤT BẠI. Cái này nói lý thuyết thì dễ nhưng ko phải ai cũng đủ cứng rắn đâu nhé, nhất là khi gặp thất bại (Vì ai cũng là con người cả mà)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hình như câu hỏi ở đây mang ý nghĩa khác

Theo bạn:

* Có (1) nên bắt ông thương gia phải làm lãi mọi chuyến?
* Nếu có lãi thì cũng có lỗ, vậy (2) khi lỗ bạn nên có thái độ như thế nào?

Có vẻ như đang bàn đến ứng xử cá nhân về chấp nhận Lỗ-Lãi về THẤT BẠI - THÀNH CÔNG. Cái này nói thì dễ nhưng ko phải ai cũng đủ cứng rắn đâu nhé. Vì ai cũng là con người cả.

(1) Vấn đề là ai bắt? Vợ ông ta bắt hay cái lương tâm của chính ông ta bắt? Nếu vợ bắt thì chắc phải làm theo ý vợ rồi! --=0

(2) Bình thường, vấn đề là lần sau biết cắt lỗ đúng điểm cần cắt (nói dễ làm khó). Vì ông ta bán hàng nên lỗ có thể lỗ từ từ chứ ông ta chơi phải đống cổ phiếu thì lỗ to tướng luôn ấy, và khi lỗ ông ta đảm bảo sẽ cay cú và quyết phục thù. Còn nếu chơi bạc, khi lỗ ai ai cũng phải phục thù.

Lỗ quá thì cũng phải say bai bai và chậc một câu "Cái số nó bạc" thôi chứ còn làm cái gì? :-=
 
Câu (1): Ý muốn phân tích là "Kinh doanh không phải lúc nào cũng có lãi" (chứ ko phải ai bắt ép gì ông thương gia cả. Ở đó muốn chỉ ra là chuyện KD ko phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhiều khi để giá cao quá lại chết, có lúc để giá thấp quá cũng vẫn chết,... nhiều cái dẫn đến chuyện "chết" lắm)

Hình như bạn chưa rõ ý nghĩa của (2)

Nó liên quan tới bài #1 của topic này khá nhiều.

Thế là đã gần Tết rồi, 1 năm đầy chật vật khó khăn.
Câu này tớ thi thoảng cũng hay ... tự than lắm (ko uống rượu nhưng cũng làm vài chén trà cóc) :p

Và nó liên quan đến câu trả lời của bác nông dân KoKo

Bác nông dân đã viết:
“Tôi làm nghề nông 30 năm rồi, ông trời còn có lúc mưa lúc nắng, ông quá buồn làm gì, tôi vẫn chấp nhận nó để trồng trọt và vẫn sống vô tư đấy thôi”.

Ông thương gia bừng tỉnh khi nghe câu nói của bác nông dân.

h2h đã viết:
Sợ nhất khi về già có cuộc sống tẻ nhạt, chả có cái gì để nhớ, chả có cái gì để tự hào kể với con cháu kiểu...ngày xưa bố đã từng giết mấy thằng Mỹ, bắn rụng mấy cái Máy bay... như các cụ hay kể.

Và 1 câu của Bầu Đức

Bầu Đức đã viết:
Nếu thành công, thì việc mình làm sẽ có ý nghĩa. Còn ngược lại, dẫu sao cũng thỏa sức vẫy vùng, làm nên ý nghĩa cho cuộc đời riêng của mình.

Anyway, Nice Weekend!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Năm 2008 là 1 năm đầy khó khăn và chật vật vì sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam ta, ảnh hưởng rất lớn đến người dân lao động, mong sao trong năm 2009 này-mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn và sự suy thoái này sẽ chấm dứt ! Mong mọi việc sẽ tốt đẹp !
 
Thế giới ko chỉ có mỗi Billgate là bỏ học (hiện nay đã có bằng tốt nghiệp rồi), còn hàng chục tỷ phú $ nữa (ở VN cũng có vô cùng nhiều). Các lãnh đạo mà tớ đã từng làm việc cho họ, họ cũng thường xuyên phải đi học trong lúc họ quản lý công ty của họ (các khóa học về nhân sự, về tài chính, về ...đủ thứ...Trên bàn sếp luôn luôn hiện diện quyển sách Quản trị nhân lực...)

P/S: Tớ chỉ tiếc là đọc RDPD hơi muộn nên bỏ phí thời trai trẻ của mình. Thời điểm sung sức nhất lại là thời điểm chơi nhiều nhất --=0

Nhìn chung thì tớ không ủng hộ việc bỏ học có chủ ý sau khi đã quyết tâm vào được đại học dù giỏi tới đâu! Một nền giáo dục có kém đến mấy thì khi anh bỏ học anh đã thể hiện anh là người thiếu ý thức!

Các trường hợp bỏ học do hoàn cảnh thì chấp nhận và hoan nghênh khi họ có tài năng.

Bill Gate là bỏ học. Còn các doanh nhân khác thì họ chưa học do hoàn cảnh chưa cho phép họ học ngay ở tuổi phải học. Tớ nghĩ thế!

Ở VN thì tớ mới biết ông Bầu Đức là doanh nhân chưa qua đại học (chứ không phải ông ta bỏ học). Mà hình như tớ đã đọc báo thì thấy ông Bầu Đức còn là người học dốt là khác, vì ông ta thi trượt đại học đến vài lần. Do vậy, để khẳng định bầu Đức thành đạt có thể cần phải xem chuyện thời thế của ông ta nữa.

Nhưng tớ biết anh chủ khởi xướng doanh nghiệp LIOA chuyên sản xuất ổn áp điện là một người thực sự giỏi và bản lĩnh. LIOA là tên viết tắt của LInh Ổn Áp, người đã chế tạo ra ổn áp LIOA và tiến tới thành lập doanh nghiệp sản xuất ổn áp LIOA tên là Linh- bố mẹ đều là những giáo viên, tiến sỹ. Gia đình rất bài bản nhưng anh Linh đã bỏ học, và sau đó đã tự lực để thành đạt.

Bỏ học chủ ý thì ít người thành đạt (Trừ Bill Gate, nếu ông ta tài tử và dám bỏ học, nhưng sau đã phải học lại rồi) . Phải bỏ học do hoàn cảnh thì thành đạt nhiều hơn.
 
Các cao lão tiền bối giảng dạy chí lý! Nhưng tại hạ thắc mắc một điều: "Tại sao những trường hợp "bỏ học" nhưng vẫn "thành tài" được ghi nhận trên thế giới, đa số xuất phát từ Châu Âu và Châu Mỹ. Tại hạ đây chưa thấy ai nói tới (được thế giới công nhận) người Châu Á nào "bỏ học" mà "thành tài".

Tại sao vẫn có nhiều trường hợp sinh viên Hàn Quốc tự tử do thi trượt Đại Học, trong khi có rất nhiều sinh viên khác ở Mỹ đang vui chơi trong một hộp đêm nào đó nhỉ.

Vấn đề tại hạ muốn nói ở đây là: Đừng quan trọng chuyện "có học" hay "bỏ học", hãy lắng nghe điều ta thích! Hãy làm theo điều ta muốn! Hãy kiếm tiền bằng tất cả những cách gì bạn có thể nghĩ ra mà nó hợp pháp.

Tin tôi đi, nếu bạn có trong tay 100 tỷ USD thì sẽ không ai hỏi bạn có mấy bằng đại học đâu! Tôi nói thật đấy!

Xin phép được để các từ quan trọng trong dấu nháy kép, vì có thể ý nghĩa của nó sẽ rộng hơn cái nghĩa đen vốn có của từ đó.
 
Nhìn chung thì tớ không ủng hộ việc bỏ học có chủ ý sau khi đã quyết tâm vào được đại học dù giỏi tới đâu! Một nền giáo dục có kém đến mấy thì khi anh bỏ học anh đã thể hiện anh là người thiếu ý thức!

Hình như bạn đang cố tình hiểu nhầm (ở đây hầu như ko ai nói đến chuyện cố tình bỏ học - kể cả ông RK chứ đừng nói tới tớ), nên nói nhiều cũng ko có giá trị.

Còn các doanh nhân khác thì họ chưa học do hoàn cảnh chưa cho phép họ học ngay ở tuổi phải học. Tớ nghĩ thế!
Ở VN thì tớ mới biết ông Bầu Đức là doanh nhân chưa qua đại học

...nhưng sau đã phải học lại rồi

Hình như bạn biết quá ít về các tỷ phú cả trong và ngoài nước. :)

Billgate ko hề học lại Đại Học mà là được cấp bằng tốt nghiệp đại học danh dự tại Harvard chứ ko cần thi cử gì cả

Không chỉ BillGate, mà còn cả Larry Ellison, chủ tịch Oracle nữa, và 8/10 tỷ phú top ten năm 2006 (giờ thì ko rõ họ còn là top ten nữa ko) hiện ko tốt nghiệp bất cứ trường ĐH nào (tớ vẫn nhắc lại, tớ ko hề nói là không nên học đại học, 1 ngàn lần nói như vậy để nhắc bạn là ko ai nói là không nên học đại học, kể cả BillGate cũng khuyên mọi người tốt nghiệp đại học chứ ko nên bỏ học giữa chừng trừ phi cơ hội có 1 không hai trong đời mà ko thể không bỏ- trừ Larry Ellison là người có tư tưởng như bạn, như tôi và như rất nhiều người khác đang không ủng hộ thôi).

Bởi vì tôi, Lawrence "Larry" Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ÐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.

Ở VN thì có Trương Đình Anh, người này trước kia học trường... ĐHKT Quốc dân Hà nội ... khoa...Du lịch. Cái thời Visual Basic mới chỉ là VB4 thôi thì Trương Đình Anh đã viết cái mạng Trí Tuệ VN khá nổi tiếng thời bấy giờ. Và để làm sự nghiệp đó thì Mr này đã bỏ học vì cái ngành Du lịch chẳng liên quan tới công việc đam mê của người đó. Thực ra, ở VN còn rất nhiều, rất nhiều người có thể liệt kê ra như Larry Ellison đã liệt kê ở trên. Dĩ nhiên họ chưa đủ để so sánh với những đỉnh cao của thế giới nhưng chí ít họ cũng là những con người vượt khó từ tay trắng đi lên để đến giờ vẫn có rất nhiều người khác phải ngước nhìn.

Ở lớp tớ, có 1 người cực kỳ khổ sở về chuyện học hành (điểm luôn luôn THẤP NHẤT LỚP mà vẫn cố để học chứ ko phải bỏ học). Hiện nay là người thành đạt nhất lớp (xét về phương diện kinh doanh)! Nó (gọi thế cho thân mật) tuy ko giỏi về IT như những bạn bè cùng lớp nhưng chắc chắn nó không phải là thằng dốt về mặt KD (nếu ko muốn nói là khá giỏi). Khi ra trường và đi làm việc, chính bản thân nó cũng tự thừa nhận là "tao hình như học nhầm trường thì phải". Trường hợp này nói lên rằng: Không phải ai cũng dốt trên mọi lĩnh vực. Mỗi người 1 sở trường và chắc chắn Bầu Đức cũng có sở trường mà ko phải ai cũng có được. (Chả biết thời nay thế nào chứ cái thời tớ thi Đại học, nói thật là tớ chả hiểu ngành nghề nào thì ra sẽ làm cái gì trừ vài 1 vài trường có tên có tuổi như Y, Dược, Sư Phạm,.... Vào trường chuyên về "computer" mà cứ tưởng sau này mình sẽ gõ gõ trên cái calculator như mấy cô bán hàng hoặc cùng lắm là sẽ ... chế tạo ra cái calculator đó, khi học thì mới ngã ngửa ra đó là 1 cái tivi để cạnh cái máy đánh chữ --=0. Vậy thì làm sao mà có thể biết ra trường sẽ làm gì khi đi thi ĐH)

Rất nhiều người giống bạn bảo là hắn ta (1 người nào đó đang giàu) giàu lên là vì "thời thế". Thực ra cái "thời thế" đó nó đến với hàng vạn, hàng triệu người, nhưng chỉ có 1 vài người nắm được cơ hội đó. Tại sao cái thời điểm ông Bầu Đức làm cái xưởng mộc nhỏ xíu đó lại có hàng triệu triệu người không làm như thế, tại sao thời điểm đó cũng có hàng nghìn xưởng mộc khắp cả nước sau này vẫn chỉ là xưởng mộc mà chỉ có ông Đức lại tiếp tục phát triển tiếp? Không nhẽ lúc đó ông ấy có nhiều tiền hơn người khác à? Thật phi lý khi cứ nói là người khác thì có "thời thế", còn số người còn lại thì ko có.

trích từ VNExpress
Mục đích chính đặt ra là giữ được phong độ cho Lee Nguyễn, đồng thời cũng thông qua đó trình diễn Lee Nguyễn với các HLV châu Âu. Biết đâu cậu ấy sẽ lọt vào mắt của HLV Wenger và thi đấu tại Arsenal thì sao? Với HAGL đã kinh doanh thì phải có lãi. Nếu CLB nào chấm Lee Nguyễn và ra giá cao hơn chúng tôi bỏ ra thì tôi sẽ bán ngay", ông Đức nói.

Bạn có thể nói người đó ko giỏi về chuyện học hành, nhưng họ lại là 1 trong số ít nắm được cơ hội (chứ ko phải hàng triệu người còn lại). Thế thì quá nực cười.


Nói tóm lại, chúng ta ko cần cố tình biến topic này đi xa chủ đề và khăng khăng vấn đề học hay bỏ học. Bài nào tớ cũng cố tình xoay quanh lại chủ đề những khó khăn năm 2008-2009 và chuyện quan niệm về cách vượt qua khó khăn đó (trừ bài này).

Năm 2008 đã qua, năm 2009 đã đến, chúng ta hãy tập chung để vượt qua những khó khăn này. Vì vậy, topic có thể closed lại ở đây được rồi.
Cheers & topic closed!

P/S: Mời các bạn hãy đọc bài "Dù mưa, xin cứ ra đường!"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom