congchuabecon90
Thành viên mới
- Tham gia
- 13/8/11
- Bài viết
- 2
- Được thích
- 1
Bài tập 1
NGÂN LƯU TÀI CHÍNH TỪ CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU
Dự án nuôi Bò với qui mô nhỏ
năm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
chi phí phát hoang/công | 60 | |||||||||
xây dựng chuông trại | 200 | |||||||||
bảo trì chuồng trại | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | |
chi phí thú y | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | |
số ngày làm vịêc của nông trang/năm | 95 | 70 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 |
3. Bê giống – Bò thịt
Vào cuối năm thứ 1, Bộ sẽ cung cấp cho mỗi gia đình một đàn Bê ban đầu gồm 15 con 6 tháng tuổi, mỗi con có trọng lượng vào khoảng 200 kg. Các nông dân sẽ nuôi các con Bò này 1 năm và đem bán khi chúng được 1 tuổi rưỡi và trọng lượng của chúng khoảng chừng 500kg. Vào cuối năm thứ 2, mỗi nông dân sẽ mua trên thị trường 15 con Bê 6 tháng tuổi có trọng lượng mỗi con vào khoảng 200kg.
(Ghi chú: Các nông dân duy trì một đàn 15 con Bò ở mọi thời điểm.)
Giá mua mỗi kg Bê sống ở năm 1 là 110.000 đồng, giá bán mỗi kg Bò sống ở năm 2 là 100.000 đồng. Người ta ước tính rằng nhu cầu thịt bò sẽ tăng trong tương lai. Do đó, giá mua mỗi kg Bê sống sẽ tăng 10% mỗi năm và giá bán mỗi kg Bò sống sẽ tăng 12% mỗi năm.
4. Thức ăn.
Mỗi con Bò sẽ tiêu thụ 2,1 kg thức ăn Bắp mỗi ngày cho tới khi đem bán. Thức ăn Bắp giá 30.000 đồng/kg Các thức ăn phụ tốn 200.000 đồng cho mỗi con Bò mỗi tháng.
5. Chi phí cơ hội của công nhật.
2/3 thời gian người nông dân giám sát hoạt động nông trại Bò có thể dùng cho các hoạt động nông trại khác. Mỗi ngày công không dùng cho những hoạt động nông trại khác này có chi phí là 100.000 đồng. Chi phí cơ hội của 1/3 thời gian còn lại của người nông dân được tính dựa trên giá 50.000 đồng mỗi ngày.
6. Vay nợ
Bộ sẽ cho các nông dân vay nợ với lãi suất ưu đãi (vào cuối năm thứ 0) bao gồm chi phí ban đầu của việc mua đất, phát hoang và xây dựng chuồng trại. Khoản nợ này có lãi suất 10%. Khoản nợ gốc và tiền lãi sẽ được trả đều trong vòng 7 năm bắt đầu vào năm thứ 4 (tiền lãi phát sinh trong năm 1 đến năm 3 sẽ được cộng dồn vào tiền gốc).
7. Vốn lưu động
Giả sử rằng khoản phải thu (AR) bằng 10% doanh thu, khoản phải trả (AP) bằng 12% tiền mua Bê và quỹ tiền mặt (CB) bằng 15% tiền mua Bê. Vào cuối năm 1 khoản phải thu (AR) bằng 0. Vào cuối năm 0 khoản phải trả (AR) và Cân đối tiền mặt (CB) bằng 0.
Phần 1: Phân tích lợi nhuận (30 điểm)
Yêu cầu cụ thể phần này là lập các bảng hoàn chỉnh sau:
1. Bảng thông số với các ghi chú đầy đủ rõ ràng.
2. Lịch đầu tư
3. Lịch trả nợ vay.
4. Lịch khấu hao.
5. Bảng doanh thu và sản lượng
6. Bảng chi phí
7. Vốn lưu động.
Phần II: Phân tích ngân lưu (40 điểm)
1. Thiết lập bảng ngân lưu tài chính 10 năm của dự án cho một người nông dân theo quan điểm tổng vốn đầu tư (quan điểm của ngân hàng).
2. Thiết lập bảng ngân lưu tài chính 10 năm của dự án cho một người nông dân theo quan điểm của người nông dân (quan điểm chủ đầu tư). Đây có phải là dự án hấp dẫn đối với người nông dân không?
3. Hãy thực hiện phân tích độ nhạy của ngân lưu tài chánh của dự án cho một người nông dân theo quan điểm chủ sở hữu đối với giá mua Bê sống và giá bán Bò sống.
- Đối với giá mua Bê sống, hãy sử dụng khoảng giá từ 60 – 70.000 đồng với từng bước thay đổi là 1.000 đồng;
- Đối với giá mua Bò sống, hãy sử dụng khoảng giá từ 57.000 đồng đến 63.000 đồng với từng bước thay đổi là 1000 đồng)
File đính kèm
Lần chỉnh sửa cuối: