Có mấy điểm mình tham gia cùng bạn.
1. Dây chuyền mà đến tận năm 2015 mới hoạt động 100% công suất thiết kế (tức là 08 năm/10 năm) --> Như vậy, thà đầu tư dây chuyền nhỏ hơn sẽ có hiệu quả hơn nhiều (nếu có dây chuyền nhỏ hơn)
2. Giá bán fix luôn trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án --> Có vẻ không chính xác lắm nhỉ ? (Có thể Ngân hàng thẩm định thì sử dụng cách này - cho đơn giản; nhưng nếu là DN thì phải tính đến sự biến động về giá
3. Suất chiết khấu cũng vậy. Để ra được con số 15% của bạn là cả một công trình nghiên cứu nghiêm túc đấy
4. Giá trị thanh lý TSCĐ bạn tính sai. Đến năm 2017 giá trị thanh lý TSCĐ được tận 40396 lận ? Bằng đúng nguyên giá của máy móc thiết bị. Đáng lẽ ra phải coi máy móc tại thời điểm đó chỉ ngang giá... bán sắt vụn thui (khấu hao hết, công nghệ thay đổi ... ai mua dây chuyền của bạn với giá đó ?). Có tính thì chỉ tính fần nhà xưởng thui .
5. Thu hồi vốn lưu động không chính xác
6. ....
KL: Bạn xây dựng dự án có vẻ hơi ...lạc quan quá. Vì thế, kết quả là : Tổng vốn đầu tư là hơn 88 tỷ, NPV lên đến 218 tỷ và IRR lên đến 53.7 %. Thực tế mà có dự án hiệu quả như này, chắc cổ phiếu 10. cũng không có để bán ạ
Mới cả các DN đổ xô đi làm dự án sơn hết.
Notes: Hapaco cũng có 1 dự án góp vốn với Vinashine làm sơn tàu biến. Chả biết đã xong chưa ??? Nhưng với tình hình khó khăn của ngành hàng hải (cước tàu giảm khoảng 50%, giá tàu cũng giảm mạnh, tàu không có hàng để chạy) chắc ngành "gia công" tàu biển của VN cũng bị ảnh hưởng nhiều lắm đấy.
Thân;