Chia sẻ các bạn File vẽ kèo Zamil từ excel

Liên hệ QC

gpe.vn

Thành viên chính thức
Tham gia
4/1/15
Bài viết
70
Được thích
22
Các bạn tải file đính kèm hoặc trong video cũng có fil nha các bạn
Có thể thống kê ra bảng khối lượng từng tấm thép (bữa nào xong mình update lên nha các bạn)
1718629779101.png
 

File đính kèm

  • LOAI 3.xlsm
    137 KB · Đọc: 17
Kèo Zamil là gì?
Tôi biết Zamil là tập đoàn lớn của Ả rập Saudi. Và Zamil Construction là chi nhanh tập đoàn xây dựng.

Câu hỏi: dùng từ "kèo Zamil" có xâm phạm bảng quyền về tên đăng ký?
Các thông số bạn cho là bản quyền của bạn hay của nơi khác.

Đây là diễn đàn chuyên nghiệp, đăng thông số thuộc chủ quyền của nơi khác có thể liên lụy đến diễn đàn - bị thưa kiện.
 
@VetMini
"Kèo Zamil" giống như "gạch Đồng Nai" hay là "pin Văn Điển" vậy thôi bác.
Các thông số kỹ thuật ở trên cũng giống như nói tỷ trọng của thép là 7850 vậy.
 
@VetMini
"Kèo Zamil" giống như "gạch Đồng Nai" hay là "pin Văn Điển" vậy thôi bác.
Các thông số kỹ thuật ở trên cũng giống như nói tỷ trọng của thép là 7850 vậy.
Bò Kô bê có thuộc loại này không?
Tức thịt bò có một tiêu chuẩn hay kiểu mẫu, đạt tiêu chuẩn hay liểu mẫu thì có quyền gọi tên?

Nói cách khác, dựa trên tinh thần chia sẻ của bạn, câu hỏi của tôi chỉ là: Zamil đã chấp nhận quyền gọi tên nếu đúng thông số?

Ai trên nghề kinh doanh cũng biết, có hai cách để nhình tên của mình (con dao hai lưỡi):
1. quá phổ biến, tiện cho buôn bán. Cứ nhìn tên là biết hàng xịn
2. người ta có thể lợi dụng cái tiêu chuẩn của mình để làm hàng cạnh tranh với mình
 
Khung kèo thép Zamil là tên riêng của khung thép và kèo thép do công ty Zamil Steel sản xuất. Thực ra Zamil không phải là cơ quan đặt ra tiêu chuẩn hay một loại mô hình tiêu chuẩn nào cho khung kết cấu thép của ngành xây dựng công nghiệp mà là tên của một công ty thiết kế, sản xuất khung kết cấu thép, nhưng Zamil là công ty đầu tiên đưa kết cấu khung thép tổ hơp vào thị trường Việt Nam nên các kỹ sư xây dựng Việt Nam quen gọi kiểu kết cấu khung thép tiền chế là khung thép Zamil. Nó cũng giống với hãng mì ăn liều đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu là “3 con tôm” và sau này tất cả các loại mì ăn liều đều được người tiêu dụng gọi chung là “mì tôm” vậy.
 
.. nên các kỹ sư xây dựng Việt Nam quen gọi kiểu kết cấu khung thép tiền chế là khung thép Zamil.
Tên đúng phải là khung thép kiểu Zamil, hay tiêu chuẩn Zamil. Kỹ sư phải biết rõ điều này hơn ai hết.

Nó cũng giống với hãng mì ăn liều đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu là “3 con tôm” và sau này tất cả các loại mì ăn liều đều được người tiêu dụng gọi chung là “mì tôm” vậy.
Cái này thì chưa là nguyên lý.
Trước 75, trong miền Nam người ta gọi nó là "mì gói".
Tiếp xúc với người Bắc tôi mới biết ở ngoải gọi là "mì tôm".
Chuyện tại sao cái tên sau lấn lướt cái tên trước tôi không muốn nhắc tới, nó liên quan chính trị.
Nếu bảo mì phải bao gói mới đáng gọi "mì gói" thì phải chứng minh cho tôi "mì tôm" không cần có mùi vị tôm.
 
Tên đúng phải là khung thép kiểu Zamil, hay tiêu chuẩn Zamil. Kỹ sư phải biết rõ điều này hơn ai hết.


Cái này thì chưa là nguyên lý.
Trước 75, trong miền Nam người ta gọi nó là "mì gói".
Tiếp xúc với người Bắc tôi mới biết ở ngoải gọi là "mì tôm".
Chuyện tại sao cái tên sau lấn lướt cái tên trước tôi không muốn nhắc tới, nó liên quan chính trị.
Nếu bảo mì phải bao gói mới đáng gọi "mì gói" thì phải chứng minh cho tôi "mì tôm" không cần có mùi vị tôm.
Bác trình bày văn bản thì ghi càng đầy đủ càng tốt. Thực tế thì nói ngắn gọn lắm, vd mua bánh mì nói: cho ổ. Thế là người ta hiểu là mình mua một ổ.
 
Trước 75, trong miền Nam người ta gọi nó là "mì gói"
...
Nếu bảo mì phải bao gói mới đáng gọi "mì gói" thì phải chứng minh cho tôi "mì tôm" không cần có mùi vị tôm.
Tên gọi chung là mì gói, tên nói về bản chất thì gọi là mì ăn liền (Mì ăn liền Vị Hương, 1 nhãn hiệu). Đa phần là bao giấy có ép lớp nilon chống thấm (gọi là giấy dầu).
Trước 75 ở ngoài Bắc không có mì ăn liền.
Sau 75 có giai đoạn thiếu giấy chống thấm làm bao bì nên có kiểu mì ăn liền cân ký, bán thay gạo trong sổ gạo (nhưng rất hiếm hoi). Mỗi bữa lấy 1 nắm mì ra nấu cả nồi làm canh chan cơm, chan bo bo cho cả nhà.
 
Bác trình bày văn bản thì ghi càng đầy đủ càng tốt. Thực tế thì nói ngắn gọn lắm, vd mua bánh mì nói: cho ổ. Thế là người ta hiểu là mình mua một ổ.
2 đề mục khác nhau. Lúc sao chép lại bạn trình bày nó như một.
Kỹ thuật này trong nghề báo chí gọi là "xuyên tạc".

Chú: "Ổ" là đơn vị tính một số loại bánh. Nhất là bánh mì (một khúc bánh nếu cắt tự ổ dài ra và bán trơn thì gọi là khúc, nếu có nhét nhân thì nó được nâng cấp thành ổ), bánh bông lan lớn/ga-tô (bánh nhỏ thì gọi là cái, chiếc), tương tự cho bánh bò, ...

Chú 2: có cái thành ngữ rồi thì nói ngắn được, chưa thành thì tùy theo bối cảnh mà phải nói cho đầy đủ.
Ví dụ thông thường nhất là từ "sắn":
Trong Nam từ này dùng để gọi cái mà Bắc gọi là củ đậu
Cái mà Bắc gọi là sắn, trong Nam gọi là khoai mỳ
Trong tiểu thuyết "Sông", nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có đề cập đến "hạt sắn rất độc" mà không chú thích - người đọc bắt buộc phải dùng bối cảnh để diễn giải, tức là hạt củ đậu.
Cho đến bây giờ, toio vẫn chưa tìm ra như vậy có đúng? Hạt củ đậu có đọc giết người, hay NN Tư đã bước qua giai đoạn viết văn vô trách nhiệm?
 
Bò Kô bê có thuộc loại này không?
Tức thịt bò có một tiêu chuẩn hay kiểu mẫu, đạt tiêu chuẩn hay liểu mẫu thì có quyền gọi tên?

Nói cách khác, dựa trên tinh thần chia sẻ của bạn, câu hỏi của tôi chỉ là: Zamil đã chấp nhận quyền gọi tên nếu đúng thông số?

Ai trên nghề kinh doanh cũng biết, có hai cách để nhình tên của mình (con dao hai lưỡi):
1. quá phổ biến, tiện cho buôn bán. Cứ nhìn tên là biết hàng xịn
2. người ta có thể lợi dụng cái tiêu chuẩn của mình để làm hàng cạnh tranh với mình
Có lẽ đây chỉ là cách gọi dân dã, khi viết thì chắc chắn là không phải vậy đâu bác.
Tiêu chuẩn thì vẫn là tiêu chuẩn, không gì thay thế được.
Nhà sản xuất được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn, đây là nguyên tắc, tiêu chuẩn không đi theo nhà sản xuất.
 
"Bà Tám", "Ông Chín", liệu có phải là tên gọi của một "Tiêu Chuẩn" nào đó ?
 
Web KT
Back
Top Bottom