Cách tính tiền trợ cấp thai sản

Liên hệ QC

untill4u

Thành viên mới
Tham gia
8/11/11
Bài viết
7
Được thích
1
Nghề nghiệp
Nhân viên Nhân sự!
Chuyện là như vầy. Công ty em có 1 nhân viên nghỉ thai sản. Trong quá trình nghỉ 4 tháng thì Cty có đóng luôn phần BHYT, bây giờ chị ấy nghỉ, cty làm thủ tục để nhận lại số tiền đó.
Tiền thai sản của chị đó ở BHXH tính là 12.737.200 đ
Nhưng mình không tài nào tính ra được số tiền đó, mọi người giúp em nhé!
Chị đó đóng BHXH từ 24/04/2010 đến 31/3/2011, chị sinh con ngày 14/04/2011.
Mức lương đóng BHXH của chị ấy trong năm 2010 là 2.371.600đ/tháng, và đầu năm 2011 đến thời điểm sinh là 3.267.000đ/tháng.
hiz hiz.... em phải tính để điền vào bảng kê C67a nữa.Mọi người giúp em mau mau nhé. Đa tạ!!
Rồi em thấy BHXH ghi ngày nghỉ của chị đó, trong kỳ là 122 ngày, rồi lũy kế từ đầu năm cũng là 122 ngày.
mọi người ai biết thì tính giùm em nhé!!!! hjz hjz
P/s: Đâu là bài post thứ 3, tại em đọc k rõ quy định nên bị khóa mất tiêu!!!




Yêu cầu bạn chỉ gửi đề tài một chỗ.
Nếu bạn vẫn gửi lung tung nhiều chỗ như bạn đã làm trong sáng nay, thì không những bài của bạn bị xoá, mà việc truy cập diễn đàn của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.

BQT Diễn đàn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Việc này đáng lẽ bạn phải hỏi cơ quan BHXH chứ.
Tiền thai sản của cán bộ CNV tính như sau: 4 tháng lương đóng BHXH + Trợ cấp 2 tháng lương tôí thiểu (830.000)

Vậy lương tháng đóng BHXH là: (12.737.200- 2*830.000)/4= 2.769.300 đ/tháng

Do có thay đổi về mức lương đóng BHXH nên họ quy đổi, vậy thì tại sao bạn lại không điện hỏi trực tiếp người tính xem sao.
 
Mình chuyên làm chế độ TS. Theo cách tính của mình thì số tiền thai sản của chị bạn như sau:
4 tháng lương TS ={(2.371.600*3+3.267.000*3)/6}*4 (1)
2 tháng lương( tã lót) = 2*830000 (2)
Tổng: (1)+(2)=12.937.200
Bạn tham khảo nhé!
 
Công ty mình cũng đang có nhân viên nghỉ thai sản. nếu tính như bạn
4 tháng lương TS ={(2.371.600*3+3.267.000*3)/6}*4 (1)
2 tháng lương( tã lót) = 2*830000 (2)
Tổng: (1)+(2)=12.937.200
Cái này nhờ bạn giải thích thêm được không? Ở mức lương 2.371.600 là đóng từ 24/04/2010-31/12/2010
Bắt đầu sang năm 2011: 01/11/2011 - 31/03/2011: mức lương 3.267.000 * 3tháng là đúng rồi
Vui lòng giải thích thêm bạn nhé! Thanks bạn nhìu
 
Cách tính của bạn vtienhp là đúng đấy, bạn tham khảo đoạn tư vấn Pháp luật sau:

Tại đoạn 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ: “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi, thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con”.

Ngoài ra, Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 (Thời gian hưởng chế độ khi khám thai, thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thời gian hưởng chế độ khi sinh con) của Luật này, thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Do đó, người lao động nếu đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con và mức hưởng là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Luật sư Ngô Thị Lựu
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Tóm lại, mức hưởng chế độ thai sản gồm 2 khoản:
1/Trợ cấp: 2 x 830.000 =1.660.000 đồng.
2/ BHXH: 4 tháng x lương B/quân 6 tháng gần nhất
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hình như bạn gõ nhầm chữ màu đỏ: 01/11/2011 - 31/03/2011?
Mức lương để tính trợ cấp chế độ thai sản= Mức lương trung bình 6 tháng trước khi sinh.
Áp dung cho trường hợp trên( Sinh vào tháng 4.2011) thì ta tính mức lương trung bình của 6 tháng, bắt đầu từ tháng 3 trở lại.
 
Sao mức lương tối thiểu chung chỉ tính là 830.000 vậy??? Mình ở khu vực Củ Chi. lẽ ra là 1.350.000 chứ???
 
Chuyện là như vầy. Công ty em có 1 nhân viên nghỉ thai sản. Trong quá trình nghỉ 4 tháng thì Cty có đóng luôn phần BHYT, bây giờ chị ấy nghỉ, cty làm thủ tục để nhận lại số tiền đó

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về BHXH, thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN
Nhưng:
- Được tính là thời gian tham gia BHXH.
- Được tính vào thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT.
- Không tính là thời gian tham gia BHTN.

Ghi chú: Các trường hợp nghỉ sinh nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ không được tính là thời gian tham gia BHXH, BHYT

Tiền thai sản của chị đó ở BHXH tính là 12.737.200 đ
Nhưng mình không tài nào tính ra được số tiền đó, mọi người giúp em nhé!
Chị đó đóng BHXH từ 24/04/2010 đến 31/3/2011, chị sinh con ngày 14/04/2011.
Mức lương đóng BHXH của chị ấy trong năm 2010 là 2.371.600đ/tháng, và đầu năm 2011 đến thời điểm sinh là 3.267.000đ/tháng.

Cách tính trợ cấp thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trong trường hợp này, theo cách của bạn vutienhp cũng được, hoặc:
1.- (2.371.600 + 3.267.000)/2*4tháng: 11.277.200 đồng
2.- (830.000 X2 tháng)=1.660.000 đồng

Tổng cộng trợ cấp thai sản: (1+2)= 12.937.200 đồng

Xem thêm tập tin đính kèm về chế độ thai sản, có các trường hợp khác chi tiết đầy đủ hơn.


hiz hiz.... em phải tính để điền vào bảng kê C67a nữa.Mọi người giúp em mau mau nhé. Đa tạ!!
Rồi em thấy BHXH ghi ngày nghỉ của chị đó, trong kỳ là 122 ngày, rồi lũy kế từ đầu năm cũng là 122 ngày.

Thời gian nghỉ sinh con được quy định như sau:
+ Nếu NLĐ nghỉ sinh con vào trước ngày 15 trong tháng thì tháng đó được tính là tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản không đóng BHXH, BHYT, BHTN.
+ Nếu NLĐ nghỉ sinh con từ ngày 15 trong tháng trở đi thì tháng đó chưa tính là tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản và vẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN bình thường.

Cách ghi vào C67a-HD (DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN) - Phần thứ III - Sinh con, nuôi con nuôi

Cột 1: Tiền lương tính hưởng BHXH : Tiền lương bình quân 6 tháng cuối kỳ, cụ thể ở đây: (2.371.600 + 3.267.000)/2= 2.819.300 đồng
Cột 2: Thời gian đóng BHXH: Kể từ ngày đóng BHXH, cụ thể ở đây là: 24/04/2010
Cột 3: Số ngày nghỉ - Trong kỳ: 122 ngày (không ghi 120 ngày như trước đây)
Cột 4: Số ngày nghỉ - Lũy kế từ đầu năm: 122 ngày
Cột 5: Số tiền, cụ thể ở đây là (2.819.300 đồng*4tháng) + (830.000 dồng X 2 tháng) = 12.937.200 đồng
Cột Ghi chú: Ghi ngày sinh của bé

Ngoài ra, bạn phải lập thêm bảng kê Số HS: 602/…………/CĐBHXH-THAISAN
Vui lòng xem dưới chữ ký của qua có các Mẫu biểu BHXH, BHYT, BHTN (01/08/2011) đính kèm

Giải nén ra, tại thư mục BANG KE MOI, tìm tập tin: 602 - THAI SAN

Ngoài ra, Qua đã có gởi tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thu BHXH, BHYT, BHTN, tại đây. Vui lòng đọc kỹ để ứng dụng nhằm tránh sử dụng quá liều thuốc ạ.
 

File đính kèm

  • chedothaisan.doc
    46 KB · Đọc: 1,086
Sao tiền trợ cấp 2 tháng lại lấy mức là 830.000đ vậy bạn??? Mức lương tối thiểu chung năm 2011 là 1.350.000 rồi mà? Nếu lấy năm 2010 cũng đã 980.000 rồi mà? Sao lại là 830.000?
 
Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con - bạn cần phân biệt lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng. Theo NĐ 22/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung đang áp dụng hiện nay là 830.000đ
 
Cần phân biệt mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng, tạm xem bài này

Theo Chương II - Điều 56 của Bộ Luật Lao Động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi :

Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế.

Mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Từ đó dẫn đến giải quyết chính sách chế độ cũng khác nhau.

Mức lương tối thiểu chung là lương áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định; tính trợ cấp đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tính các khoản trích cùng các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung (như trợ cấp thai sản một lần, trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất...)..

Mức lương tối thiểu vùng để trả công cho lao động Việt Nam làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường tại các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
 
Chuyện là như vầy. Công ty em có 1 nhân viên nghỉ thai sản. Trong quá trình nghỉ 4 tháng thì Cty có đóng luôn phần BHYT, bây giờ chị ấy nghỉ, cty làm thủ tục để nhận lại số tiền đó

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về BHXH, thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN
Nhưng:
- Được tính là thời gian tham gia BHXH.
- Được tính vào thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT.
- Không tính là thời gian tham gia BHTN.

Ghi chú: Các trường hợp nghỉ sinh nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ không được tính là thời gian tham gia BHXH, BHYT

Tiền thai sản của chị đó ở BHXH tính là 12.737.200 đ
Nhưng mình không tài nào tính ra được số tiền đó, mọi người giúp em nhé!
Chị đó đóng BHXH từ 24/04/2010 đến 31/3/2011, chị sinh con ngày 14/04/2011.
Mức lương đóng BHXH của chị ấy trong năm 2010 là 2.371.600đ/tháng, và đầu năm 2011 đến thời điểm sinh là 3.267.000đ/tháng.

Cách tính trợ cấp thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trong trường hợp này, theo cách của bạn vutienhp cũng được, hoặc:
1.- (2.371.600 + 3.267.000)/2*4tháng: 11.277.200 đồng
2.- (830.000 X2 tháng)=1.660.000 đồng===> Cách tính này là tính theo Nghị định số: 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 Quy định mức lương tối thiểu chung, nhưng do thời gian của chị này nghỉ sanh con vào ngày 14/04/2011 nên không thực hiện theo ND này được vì mức lương tối thiểu chung theo Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng.

Tổng cộng trợ cấp thai sản: (1+2)= 12.937.200 đồng


Xem thêm tập tin đính kèm về chế độ thai sản, có các trường hợp khác chi tiết đầy đủ hơn.


hiz hiz.... em phải tính để điền vào bảng kê C67a nữa.Mọi người giúp em mau mau nhé. Đa tạ!!
Rồi em thấy BHXH ghi ngày nghỉ của chị đó, trong kỳ là 122 ngày, rồi lũy kế từ đầu năm cũng là 122 ngày.

Thời gian nghỉ sinh con được quy định như sau:
+ Nếu NLĐ nghỉ sinh con vào trước ngày 15 trong tháng thì tháng đó được tính là tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản không đóng BHXH, BHYT, BHTN.
+ Nếu NLĐ nghỉ sinh con từ ngày 15 trong tháng trở đi thì tháng đó chưa tính là tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản và vẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN bình thường.

Cách ghi vào C67a-HD (DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN) - Phần thứ III - Sinh con, nuôi con nuôi

Cột 1: Tiền lương tính hưởng BHXH : Tiền lương bình quân 6 tháng cuối kỳ, cụ thể ở đây: (2.371.600 + 3.267.000)/2= 2.819.300 đồng
Cột 2: Thời gian đóng BHXH: Kể từ ngày đóng BHXH, cụ thể ở đây là: 24/04/2010
Cột 3: Số ngày nghỉ - Trong kỳ: 122 ngày (không ghi 120 ngày như trước đây)
Cột 4: Số ngày nghỉ - Lũy kế từ đầu năm: 122 ngày
Cột 5: Số tiền, cụ thể ở đây là (2.819.300 đồng*4tháng) + (830.000 dồng X 2 tháng) = 12.937.200 đồng
Cột Ghi chú: Ghi ngày sinh của bé

Ngoài ra, bạn phải lập thêm bảng kê Số HS: 602/…………/CĐBHXH-THAISAN
Vui lòng xem dưới chữ ký của qua có các Mẫu biểu BHXH, BHYT, BHTN (01/08/2011) đính kèm

Giải nén ra, tại thư mục BANG KE MOI, tìm tập tin: 602 - THAI SAN

Ngoài ra, Qua đã có gởi tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thu BHXH, BHYT, BHTN, tại đây. Vui lòng đọc kỹ để ứng dụng nhằm tránh sử dụng quá liều thuốc ạ.

Xin lỗi các bạn, Qua xin đính chính, đoạn tính tô màu đỏ trên như sau:

Phải là như thế này:

1.- (2.371.600 + 3.267.000)/2*4tháng: 11.277.200 đồng
2.- (730.000 X2 tháng)=1.460.000 đồng

Tổng cộng trợ cấp thai sản: (1+2)= 12.737.200 đồng

Lý do: Thực hiện theo Nghị định Số: 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu chung tại

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng.


Cột 5: Số tiền, cụ thể ở đây là (2.819.300 đồng*4tháng) + (830.000 đồng X 2 tháng) = 12.937.200 đồng

Xin chỉnh lại như sau:

Cột 5: Số tiền, cụ thể ở đây là (2.819.300 đồng*4tháng) + (730.000 đồng X 2 tháng) = 12.737.200 đồng


Thành thật cáo lỗi.
 
Cảm ơn bác Kế Toán Già Gân đã xem lại!
Vì thời điểm sinh cháu bé trước tháng 5.2011 nên phải tính theo mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng.
Và kết quả chính xác phải là: 12.737.200 đồng
 
Trời ơi!!! Chết em rồi, hiz hiz. hôm trước em tính sai 2 lần rồi, bây giờ sếp đã đi công tác rồi! nhưng cũng xin chân thành cảm ơn các anh các chị nhé!
Mấy anh chị giúp em thêm 1 vấn đề nửa là số ngày nghỉ 122 ngày là mình tính như thế nào??? cái chị nhân viên trước tính như vậy, và bên bhxh củng tính như vậy mà bây giờ chị kế toán hỏi em tính số ngày đó như thế nào, em không biết trả lời sao nên chỉ không chịu ký tên vào mẫu C67a, giúp em nhé!
Em xin chân thành cảm ơn, chúc các anh chị 1 tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn biết rằng 1 năm thường có 365 ngày, mà người được hưởng chế độ thai sản thì được nghỉ 4 tháng.
Suy ra số ngày được nghỉ được tính:(365/3)=121.6 ngày, tính tròn là 122 ngày, thay vì cách tính trước đây là 4 tháng X 30 ngày(T.bình mỗi tháng)= 120 ngày.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao lại chia cho 3 vậy bạn?? Cách tính này căn cứ ở đâu vậy?? Có chính xác không?? Xin giúp mình với!
Làm ơn chỉ mình chi tiết cách tính số ngày nghĩ với!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ah! 4 tháng=(1/3) năm, vì vậy số ngày nghỉ thai sản hiện nay là 4 tháng tương đương 365/3 ngày.
Trước đây người ta lấy trung bình mỗi tháng 30 ngày nên 4 tháng sẽ là 120 ngày, được ghi ở cột 3 biểu mẫu C67a.
 
Nhưng mà mình hõi cụ thể kìa, cách tính này đc quy định ở đâu. mình nói khơi khơi vậy, ngta đâu có chịu đâu??
 
Bạn xem đoạn này trong luật BHXH:

[h=4]Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con[/h]
  1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
  2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
  3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
  4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Vậy là chị ta sinh ngày 14/4/2011. Trong thời gian nghỉ không trừ bất cứ ngày nào, vậy thời điểm hết thời gian nghỉ là 14/8/2011.
Ban đặt 2 ngày này vào 2 ô Excel và trừ nhau xem sao: nó là 122 ngày trong khoảng đó thôi.
 
Vậy bác Sealand cho em hỏi: Nếu sản phụ kia sinh con vào ngày 01/01/2011 sẽ được nghỉ 4 tháng, đến hết ngày 01/05/2011 thì số ngày có phải là 122 ngày không?
Còn số ngày trước đây là 120 ngày, nay là 122 ngày không ảnh hưởng đến số tiền mà sản phụ được hưởng.
 
Web KT
Back
Top Bottom