Bài tập tính hạn mức tín dụng- có giải n.Nhờ mọi người giải thích

Liên hệ QC

hương muỗi

Thành viên mới
Tham gia
25/4/13
Bài viết
5
Được thích
0
Đề Bài : Xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty vay tại NH Y
- Sốliệu từBảng tổng kết tài sản của công ty:
+ Tài sản lưu động dựtrữ:
. Ngày 1-7-2002: 2.450 triệu đồng.
. Ngày 30-9-2002: 2.550 triệu đồng.
+ Vốn lưu động tham gia vào kếhoạch kinh doanh:
. Tựcó của công ty: 700 triệu đồng.
. Do công ty tựhuy động: 100 triệu đồng.



- Sốliệu từBáo cáo kết quảkinh doanh quý III năm 2002 của Công ty
+ Sốlượng đơn vịsản phẩm tiêu thụ: 5.000 đơn vị.
+ Giá bán một đơn vịsản phẩm: 1,6 triệu đồng.
+ Giá vốn một đơn vịsản phẩm: 1,312 triệu đồng.
Yêu cầu xác định nhu cầu vốn động

Và Lời giải như sau :
́
. Vòng quay vốn lưu động = (1,6 x 5000)/ [(2450+2550)/2] = 3,2
. Nhu cầu vốn lưu động = (1,312 x 5000) / 3,2 = 2.050 triêu đồng
. Nhu cầu vay vốn lưu động = 2050 - 700 - 100 = 1250 triêu đồng

Em đọc lởi giải và thấy khong hiểu lắm về công thức tính nhu cầu vốn lưu động.theo lời giải như trên thì nhu cầu vốn lưu động bằng tổng giá vốn hàng bán/vòng quay vốn lưu động.theo em bài giải ở trên thì nhu cầu vay vốn lưu động thêm là : tài sản lưu động-nợ ngán hạn phi ngân hàng- vốn tự có tham gia= (2450+2550)/2- 700-100. các anh chị và các bạn giải thích cho mình lời giải trên với.
 
Công thức của bạn dùng là công thức tính vòng quay vốn theo trị giá hàng tồn kho. Dùng để tính theo dạng bảo thủ.
Công thức bài giải là công thức tính vòng quay theo doanh thu. Dùng để tính theo phuonwg pháp có đóng góp của độ luân chuyển tiền.

Vì cách của bạn bảo thủ cho nên bạn thấy nó đòi hỏi vốn vay nhiều hơn cách kia 40%.
 
cách em đưa ra là dựa theo công thức của tác giải Nguyễn Minh Kiều trong cuốn thẩm định tín dụng ngân hàng.Theo em hiểu là cách này tính dựa theo mức đảm bảo TSLĐ bình quân trong một vòng quay của TSLĐ chứ ạ.TSLĐ sẽ không chỉ hàng tồn kho,mà còn bao gồm cả Khoản phải thu, và tiền.anh có thể giải thích rõ hơn tại sao lại nói công thức em đưa ra là cong thức tính vòng quay vốn theo giá trị hàng tồn kho không? Mỗi sách đưa ra một công thức thế này khi đi thi Ngân hàng biết áp dụng theo cách nào cho chuẩn ạ
 
Bài toán dựa trên những công thức cơ bản như sau:
Doanh thu= Giá bán 1 đơn vị x Số lượng đơn vị SP tiêu thu = 1,6 x 5000
Giá vốn = Giá mua 1 đơn vị x Số lượng đơn vị SP tiêu thụ = 1,312 x 5000
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu/Tài sản lưu động bình quân = (1,6 x 5000)/((2450+2550)/2)
Nhu cầu vốn cho 1 vòng quay = Giá vốn/ số vòng quay vốn lưu động
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động 1 vòng quay - vốn tự có - vốn huy động khác
 
cách em đưa ra là dựa theo công thức của tác giải Nguyễn Minh Kiều trong cuốn thẩm định tín dụng ngân hàng.Theo em hiểu là cách này tính dựa theo mức đảm bảo TSLĐ bình quân trong một vòng quay của TSLĐ chứ ạ.TSLĐ sẽ không chỉ hàng tồn kho,mà còn bao gồm cả Khoản phải thu, và tiền.anh có thể giải thích rõ hơn tại sao lại nói công thức em đưa ra là cong thức tính vòng quay vốn theo giá trị hàng tồn kho không? Mỗi sách đưa ra một công thức thế này khi đi thi Ngân hàng biết áp dụng theo cách nào cho chuẩn ạ

Bạn lầm Tài Sản Lưu Động với Vốn Lưu Động rồi. Vốn Lưu Động chỉ gồm những tài sản trực tiếp chuyển tay trong công việc trao đổi mua bán hằng ngày của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ mua hàng vào để bán lại thì nó là trị giá tồn kho. Nếu doanh nghiệp sản xuất thì nó gồm sản phẩm thô, bán thành phẩm và thành phẩm.
 
Bạn lầm Tài Sản Lưu Động với Vốn Lưu Động rồi. Vốn Lưu Động chỉ gồm những tài sản trực tiếp chuyển tay trong công việc trao đổi mua bán hằng ngày của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ mua hàng vào để bán lại thì nó là trị giá tồn kho. Nếu doanh nghiệp sản xuất thì nó gồm sản phẩm thô, bán thành phẩm và thành phẩm.


Uhm nếu nói như bạn thì khái niệm vốn lưu động chính là khái niệm hàng tồn kho rồi.hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện giá trị của hàng tồn kho???? chả nhẽ vốn lưu động lại hẹp vậy sao.từ trước tới giờ mình vẫn nghĩ vốn lưu động thực tế cũng chỉ là biểu hiện bằng giá trị của tài sản lưu động.Nếu nói như vậy thì tính hạn mức tín dụng dựa trên vốn lưu động trừ đi các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn sẽ là cách đòi hỏi vay vốn ít nhất .Hay hạn mức tín dụng tính theo vòng quay giá trị hàng tôn kho sẽ là nhỏ nhất.
 
Thực ra trong bài này, vì không có các tài sản nợ ngắn hạn và con nợ ngắn hạn cho nên tài sản lưu động và hàng tồn kho có trị giá giống nhau.

Trong phần "công thức của tác giải Nguyễn Minh Kiều trong cuốn thẩm định tín dụng ngân hàng", tôi không có đọc sách này nên không rõ. Tôi chỉ có thể đoán là loại thẩm định mức tối đa mà cty cần, tức là tính theo tài chính tín dụng. Theo cách tính của tài chính vận hành thì vì cty bán hàng giá cao hơn giá tồn kho cho nên sự luân chuyển vòng quay vốn phải chỉnh theo tỷ lệ giữa hàng mua và hàng bán. Nếu bạn xem kỹ phần giải thích của tttmauhmauh, gộp 3 công thức đầu vào công thức thứ tư thì sẽ nhận ra công thức cuối cùng là:
Nhu cầu vốn LĐ = TSLĐ * Giá Mua / Giá Bán

Nói cách khác, doanh nghiệp thâu tiền vào nhiều hơn chi ra cho nên nhu cầu vốn lưu động thấp hơn thực tổng kết vốn lưu động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cảm ơn bạn đã cho tôi hiểu sâu thêm về nhu cầu vốn lưu động. :) mình cũng thấy trong các đề thi ngân hàng cũng thường giải theo cách của các bạn. Về cuốn sách của tác giả Nguyễn Mình Kiều nếu có thời gian thì bạn cứ đọc thử nha.Đọc phân tích của ViệtMiNi thấy thật có lý, nên mình cứ suy nghi sao lại có sự khác nhau giữa các công thức.Có lẽ theo quan điểm của tác giả này thì vốn lưu động chính là khoản cần tài trợ để bảo đảm hàng tồn kho,tài trợ cho các khoản phải thu( vì cho KH nợ cung là một chính sách để thu hút kH, cũng như nhiều con nợ chưa trả được do các nguyên nhân ngoài dự tính) và nhu cầu tích dữ tiền mặt để bảo đảm khả năng thanh toán nhanh .Khi cộng tất cả các thành phần này lại thì đây chính là tài sản lưu động .và nhu cầu vay VLĐ chính là vốn lưu động- các khoản vốn tài trợ khác=> Nhu cầu vay VLĐ= TSLĐ-Nợ ngắn hạn phi ngân hàng-vôn tự có đi vay.Mình nghĩ có lẽ cách này tính theo phương pháp trực tiếp .và tính theo cách này.Và mấu chốt khác nhau giư 2 công thức là công thức theo cách giải và các ngân hàng thường áp dụng là dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh, tưc là toàn bộ chi phí vốn để tạo ra sản lượng thực theo chỉ tiêu.con theo cách Nguyên Minh Kiều sẽ ko chỉ tính tới chi phí sxkd mà còn tính đến các nhu cầu bảo đảm dự trữ tối thiểu cho các hạng mục trong tslđ .Do đó nếu theo cách của Nguyên Minh Kiều thì nhu cầu vay vốn lưu động sẽ cao hơn.Vài suy nghĩ của bản thân. :)
 
thắc mắc mà bạn nói mình nghĩ nằm ở vấn đề nợ phải trả ngắn hạn ấy, vì dn sx chắc chắn phải tính đển nợ khách hàng và phải công nhân viên. trong khi bài này không nói tới chỉ tiêu này nên phải làm theo cách 2 là tính gián dựa trên NCVLĐ
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom