XD bảng điểm chức danh công việc

Liên hệ QC

bangtu

Thành viên mới
Tham gia
19/2/09
Bài viết
1
Được thích
0
Em chào các anh chi thành viên trong diễn đàn
Sếp Ở CQ em muốn em xây dựng bảng chấm điểm cho từng chức danh công việc, có nghĩa là ai làm việc nhiều và việc làm có quan trọng không thì cho điểm cao còn những ai làm công việc đơn giản hơn thì cho điểm thấp hơn, ở CQ em là Ban QLDA làm chủ đầu tư các công trình điện nên chủ yếu là kỹ sư. Hiện tại CQ làm bảng lương theo hệ số của DNNN nhưng sếp em muốn đổi mới vì nhiều người làm việc nhiều nhưng lại lương thấp hơn những người làm việc đơn giản vì do thâm niên công tác của họ lâu năm nên hệ số lương cao.
Muốn xây dựng bảng lương vẫn áp dụng HSL của DNNN nhưng thêm phần cho điểm chức danh công việc nữa thì em cảm thấy khó quá, ko biết là có ai từng XD bảng lương tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì xin chỉ giùm em vì em cũng là người mới đảm nhiệm công việc này cho nên không hiểu nhiều lắm.
Rất mong anh chị giúp giùm em.
Nếu ai có file lương cụ thể thì cho em xin với, địa chỉ mail của em là: bangtudq@yahoo.com.vn
 
Điểm số của

Bên Công ty mình xây dựng bảng điểm định giá vị trí công việc nhằm mục đích xây dựng bảng lương nội bộ công ty.

Mình gởi bảng mẫu về tiêu chí định giá vị trí công việc các bạn tham khảo nhé, do đây là diễn đàn về excel nên mình vẫn giữ nguyên công thức để tính từng tiêu chí.
 
Điểm số của tiêu chí định giá vị trí công việc

Bên Công ty mình xây dựng bảng điểm định giá vị trí công việc nhằm mục đích xây dựng bảng lương nội bộ công ty (công ty mình là công ty về SXKD).

Mình gởi bảng mẫu về tiêu chí định giá vị trí công việc các bạn tham khảo nhé, do đây là diễn đàn về excel nên mình vẫn giữ nguyên công thức để tính từng tiêu chí.
 

File đính kèm

  • Appraisal job.xls
    82.5 KB · Đọc: 3,080
Em chào các anh chi thành viên trong diễn đàn
Sếp Ở CQ em muốn em xây dựng bảng chấm điểm cho từng chức danh công việc, có nghĩa là ai làm việc nhiều và việc làm có quan trọng không thì cho điểm cao còn những ai làm công việc đơn giản hơn thì cho điểm thấp hơn, ở CQ em là Ban QLDA làm chủ đầu tư các công trình điện nên chủ yếu là kỹ sư. Hiện tại CQ làm bảng lương theo hệ số của DNNN nhưng sếp em muốn đổi mới vì nhiều người làm việc nhiều nhưng lại lương thấp hơn những người làm việc đơn giản vì do thâm niên công tác của họ lâu năm nên hệ số lương cao.
Muốn xây dựng bảng lương vẫn áp dụng HSL của DNNN nhưng thêm phần cho điểm chức danh công việc nữa thì em cảm thấy khó quá, ko biết là có ai từng XD bảng lương tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì xin chỉ giùm em vì em cũng là người mới đảm nhiệm công việc này cho nên không hiểu nhiều lắm.
Rất mong anh chị giúp giùm em.
Nếu ai có file lương cụ thể thì cho em xin với, địa chỉ mail của em là: bangtudq@yahoo.com.vn

Cái này mình nghĩ chắc cũng đơn giản thôi, như ở ngành giáo dục trong các trường học thường có một khoản gọi nôm na là tiền đời sộng
Các giáo viên nhận lương trong tài khoản theo nghạch, bậc , các loại phụ cấp (chức vụ, vùng sâu .....)theo quy đinh.
Tiền đời sống được tính : TỔNG SỐ GIỜ DẠY TRONG TUẦN * 4 * A . (A) = số tiền 1 tiết dạy - AI THỰC LÀM BI NHIÊU THI HƯỞNG THÊM BÍ NHIÊU đó mà
Bạn chỉ cần xây dựng 1 bảng cho điểm chức danh là đủ
Đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình

Chúc bạn khỏe
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình up file xây dựng bảng lương nội bộ của Công ty bên mình để các bạn cùng tham khảo.
 

File đính kèm

  • Appraisal job.rar
    102.7 KB · Đọc: 2,587
Theo mình, cơ quan bạn cần phải xây dưng Quy chế trả lương theo hướng:
1. Tiền lương hệ số NN (Lương CB) chỉ để làm căn cứ đóng và thanh toán các khoản BH; lương chế độ quy định (Lễ, tết, phép...)
2. Tiền lương theo vị trí công việc do DN tự xây dựng, căn cứ vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm ... như của bạn thuymaiahr trên. Như ở Công ty mình thì cũng tính điểm cho từng vị trí, sau đó tính ra hệ số vị trí công việc (mỗi một hệ số = bao nhiêu điểm). Để dễ dàng cho việc xác định bạn nên chọn 01 hệ số tương ưng 1 triệu đồng. Trong quy chế trả lương nên xây dựng thêm phần điểm thưởng, phạt để xác định thành tích của từng tháng.
Mình xin gửi tham khảo bảng hệ số vị trí được xác lập sau các bước trên.
 

File đính kèm

  • Book1.xls
    20.5 KB · Đọc: 1,563
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình up file xây dựng bảng lương nội bộ của Công ty bên mình để các bạn cùng tham khảo.

Cám ơn thuymaiahr,
Bảng lương của bạn rất hữu ích. Tuy nhiên trong sheet "SapXepDiem" có mấy chỗ mình chưa hiểu ý nghĩa cũng như cách tính toán:
- BSL
- S
- CTCĐ.1
- CTCĐ.2
Mong bạn giải thích.

Thanks
 
Nguyên văn của tippholo:

Trong sheet "SapXepDiem" có mấy chỗ mình chưa hiểu ý nghĩa cũng như cách tính toán:
- BSL
- S
- CTCĐ.1
- CTCĐ.2


Cám ơn bạn đã quan tâm và dành nhiều thời gian tham khảo bảng xây dựng lương của tôi. Tôi xin giải thích rõ hơn như sau:

Hệ hệ số lương xác định theo công thức sau:
Hs lgi = Hslg max * ((3 – 3*S) *((3 – 3*S) * ((Hs gti -1)/Hgt max) 2 + (3*S – 2) * ((Hs gti -1)/Hgt max) + 1.

Trong đó:
Hslg max: hệ số lương max
Hs gti: hệ số giá trị công việc thứ i
Hgt max: hệ số giá trị công việc max
S:độ dốc lũy tiến trong trả lương. Thường các doanh nghiệp chọn từ 0,65 đến 0,9. Nếu nghiêng lương cho lãnh đạo thì chọn tiến về 0,9; Nếu nghiêng lương cho nhân viên thì chọn tiến về 0,65.

Để chuyển đổi từ công thức trên để ra kết quả Hệ số lương nên phải mượn tạm 2 cột công thức chuyển đổi 1 (CTCĐ1) và 2. Phần chuyển đổi này tôi đã học được từ Thầy Nguyễn Văn Hóa - Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Qua đây tôi xin gởi lời cám ơn đến Thầy Hóa, nhờ công thức của Thầy đã giúp tôi hoàn thành được bảng lương cho Công ty)

BSL: bội số lương - là tỷ lệ giữa lương cao nhất và lương thấp nhất. Thường các doanh nghiệp có bội số lương từ 20 đến 60.

Tại công ty tôi, tôi đã chọn bội số lương là 20 và độ dốc hệ số lũy tiến là 0,65.


Công tác xây dựng chính sách lương - thưởng - đãi ngộ là đề tài tôi rất tâm huyết. Qua đây tôi rất mong BQT giaiphapexcel tạo cơ hội cho tôi được một buổi trình bày, chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi có được trong việc xây dựng bảng lương với các thành viên quan tâm đến đề tài này tại TP.HCM. Trân trọng.
 
Cám ơn bạn Thuymaiahr,

Tôi có kiểm tra lại thì công thức thực tế bạn đã dùng trong file XD bảng lương là:

Hs lgi = (BSL-1)* ((3 – 3*S) * ((Hs gti -1)/(Hgt max-1))2 + (3*S – 2) * (Hs gti -1)/(Hgt max-1)) + 1.
như vậy có sự khác biệt với giải thích của bạn trên đây.

Bạn giải thích giúp nhé.

Thân mến
 
Trao đổi cùng tippholo:

Lý thuyết thì công thức chuyển đổi từ điểm sang hệ số là như thế, nhưng thật sự tôi không có thời gian thực hiện cài công thức trên excel để chuyển đổi nên đã mượn công thức chuyển đổi sẵn của Thầy Hóa vào bảng thực hiện của tôi. Và tôi cũng chưa có thời gian để kiểm chứng lại công thức chuyển đổi của Thầy, nhưng tôi tin tưởng Thầy đã chuyển đổi đúng.
Bạn có thể làm lại công thức chuyển đổi để kiểm tra kết quả chuyển đổi của Thầy Hóa. Để khỏi mất thời gian của các thành viên khác trên diễn đàn, tôi đã gởi địa chỉ email và số điện thoại liên lạc của tôi cho bạn.
Qua vài dòng của bạn tôi hiểu bạn rất quan tâm đến đề tài này, do đó tôi rất mong được tiếp tục trao đổi với bạn.
Thân.
 
CQ em muốn xây bảng chấm điểm cho từng chức danh công việc,
CQ là Ban QLDA làm chủ đầu tư các công trình điện nên chủ yếu là kỹ sư.
Hiện tại CQ làm bảng lương theo hệ số của DNNN nhưng sếp muốn đổi mới vì nhiều người làm việc nhiều nhưng lại lương thấp hơn những người làm việc đơn giản vì do thâm niên công tác của họ lâu năm nên hệ số lương cao.

Muốn xây dựng bảng lương vẫn áp dụng HSL của DNNN nhưng thêm phần cho điểm chức danh công việc nữa thì em cảm thấy khó quá, ko biết là có ai từng XD bảng lương tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì xin chỉ giùm em vì em cũng là người mới đảm nhiệm công việc này cho nên không hiểu nhiều lắm.

Chỉ có những CQ quy mô hoạt động giống y chang như bạn mới giúp được bạn mà thôi!
Thường người ta xây dựng thang điểm cho các chức danh công việc & kèm với nó là kế hoach nhiệm vụ. (Để ngừa những người làm việc nhiều, nhưng làm đâu sai đó í mà!)

Sau đó hàng tháng trưởng đơn vị bình xét nhân viên mình thuộc bao nhiêu điểm;
Từ tổng ngày công trong tháng của 1 nhân viên, ta biết tổng điểm trong tháng của người đó. Và như vậy biết được tổng điểm của bộ fận đó. Từ tổng quỹ tiền lương của bộ fận chia tổng điểm để tìm ra tiền của từng người.
Quỹ tiền lương hình thành từ đâu là chuyện của đơn vị bạn;

Tùy theo mức độ ta có thể tính không hoàn toàn như vậy mà là nửa nạc nửa mỡ Sau đó tiến tới 100% hay không tùy thuộc cũng hoàn toàn í chí & nguyện vọng của CQ bạn.

Vài lời cùng bạn, chứ sao mà cụ thể trong chăn có bao nhiệu rận mà dùng liệu fáp thích ứng nào.

Tốt nhứt bạn đề nghị sếp bạn giới thiệu cho bạn tới các CQ tương tự như bạn đã trả lương theo vị trí công tác mà hỏi, mà học. (Sếp fải chỉ cho bạn vì sếp fải nhiều thông tin hơn!).

(Xin lỗi vì sự chậm trễ!)
 
Tôi thắc mắc vấn đề: đánh giá vai trò của các yêu tố. Làm cách nào để cho điểm (2,1,0) và ra kết quả điểm cũng như trọng số.
Việc cho điểm đó có công thức nào hay không? hay chỉ dựa vào vai trò quan trọng và mức độ quan trọng để cho điểm.
Rất mong nhận được chia sẻ: nhansu.vu@gmail.com

cảm ơn bạn vì file tài liệu trên. Bạn giúp mình giải thích trong sheet "vai trò"?
Làm cách nào để cho điểm (có công thức cho điếm hay không?)?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TrungVHC đã viết:
Cảm ơn bạn về sự chia sẻ kiến thức. Đã cho rồi thì cho luôn cái key để học hỏi cách dùng hàm
.

Mình xin lỗi vì quên mở khóa, password là thuymaiahr.

Thành thật xin lỗi các bạn.


nhansu.vu đã viết
Tôi thắc mắc vấn đề: đánh giá vai trò của các yêu tố. Làm cách nào để cho điểm (2,1,0) và ra kết quả điểm cũng như trọng số.
Việc cho điểm đó có công thức nào hay không? hay chỉ dựa vào vai trò quan trọng và mức độ quan trọng để cho điểm
.

Cách cho điểm là theo phương pháp so sánh cặp. [FONT=&quot](việc so sánh cặp theo matrice do nhà chuyên môn trong doanh nghiệp thực hiện vì chỉ có họ mới hiểu được văn hóa doanh nghiệp mà đánh giá yếu tố nào là quan trọng hơn hay quan trọng như nhau)[/FONT], kết quả điểm cũng như trọng số là do công thức cài sẵn trong excel.

Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của mình. Đã lâu không có thời gian vào diễn đàn nên không trả lời sớm cho các bạn.

Mình nhận thấy rất nhiều bạn quan tâm đến nội dung này, các bạn sắp xếp địa điểm đi mình sẵn lòng off line để giải thích cụ thể hơn cách mình đã xây dựng cho công ty cũ của mình (hihi đương nhiên là free).

Thân,
 
đơn vị mình là doanh nghiệp nhà nước, quy mô khá lớn ,cũng đang gặp phải rắc rối trong cách phân phối lương cho người lao động. tiếp cận được bài viết của thuymaiahr như "nắng hạn gặp mưa rào" đó, hihi. mong sắp xếp được 01 buổi off để thuymaiahr có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho các bạn quan tâm (tất nhiên có cả mình nữa). Thanks tài liệu của thuymaiahr nha.
 
Chào Thuymaiahr
Mình rất quan tâm đến bảng xây dựng lương của bạn. Xem kỹ rồi nhưng mình ko hiểu lắm cái chỗ 3-3s, 3s-2; tại sao lại có công thức này ((3 – 3*S) *((3 – 3*S) * ((Hs gti -1)/Hgt max) 2 + (3*S – 2) * ((Hs gti -1)/Hgt max) . Mình ko hiểu lắm, bạn có thể giải thích giúp mình chỗ đó ko. Mình đang rất quan tâm, nếu có tài liệu giải thích công thức đó, làm phiền bạn gửi vào email bangnhungvp78@yahoo.com nhé. Cho mình email của bạn để có thể trao đổi với bạn một chút được ko?
Thanks
 
Mình up file xây dựng bảng lương nội bộ của Công ty bên mình để các bạn cùng tham khảo.

Chào bác thuymai! Mình đang nghiên cứu quy chế trả lương và đang tìm hiểu áp dụng phương pháp của bác. Ko biết bác còn tham gia diễn đàn này ko em hỏi bác chút nhỉ?
 
Nhờ giúp đỡ

Mình up file xây dựng bảng lương nội bộ của Công ty bên mình để các bạn cùng tham khảo.


Chao Bạn Thuymaiahr

hệ thống bạn xây dựng mình thấy hay quá, mình cũng rất quan tâm đến cách xây dựng của bạn, nhưng minh không hiểu một số chỗ, nhờ bạn giải thích giúp: bảng sheet:vaitro" minh không hiểu ý nghỉa của các con số trong mỗi ô.

Nhờ bạn giúp đỡ.

Rất mong sự hồi âm của bạn.
 
cẢM ƠN CHỊ THUYMAIAHR, EM THẤY CÁCH XÂY DỰNG BẢNG LƯƠNG BÊN CÔNG TY CHỊ EM RẤT THÍCH MUỐN ÁP DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG LƯƠNG CHO CTY EM NHƯNG CÓ VÀI ĐIỂM KO HIỂU MONG CHỊ HƯỚNG DẪN CHO EM VỚI
Ở PHẦN ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ ĐÓ CHỊ EM KO HIỂU CHỊ CÓ THỂ GIẢI THÍCH GIÚP EM ĐC KO. EM CẢM ƠN CHỊ.
 
Bạn có thể nối cụ thể về việc tính độ dãn bậc không?
căn cứ?
 
Web KT
Back
Top Bottom