Thành lập tổ công tác xã hội tại Miền Trung

Liên hệ QC
Các pác đăng ký làm ơn cho em xin cái mail để gởi bản kế hoạch ạ!
Thanks, có gì liên lạc với em theo số :0906.130438
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin đăng ký làm thành viên trong đội CTXH.

tên: Phạm Trường Thành
Tạm trú: Đà Nẵng
Nick : Thanhcienco5
 
Xin chào GPE miền Trung!
Hiện tại tramy đang tham gia vào nhóm CTXH của GPE ở miền Nam. Tramykt86nt cũng là người miền Trung chính gốc. Nhưng tramy chưa đóng góp được gì cho quê hương. Nay vào diễn đàn, thấy thông tin thành lập nhóm CTXH GPE miền Trung, tramy rất rất vui. Nếu bây giờ đang ở quê, tramy cũng đăng kí tham gia vào nhóm rồi.
Bác thanhnhan53 ở miền Nam vừa post lời kêu gọi giúp đỡ miền Trung bão lụt. Bà con GPE miền Trung cùng ủng hộ nhé!
Sáng nay T vừa mới viết 1 entry về miền Trung sau khi xem những hình ảnh mưa bão trên báo tuổi trẻ. Mọi người dành chút ít thời gian vào xem nhé! http://vn.myblog.yahoo.com/tramykt86nt/article?mid=116
 
Sáng chủ nhật ngày 19/7/2009 đi tiền trạm tại Đại Lộc pác nào đi thì liên hệ nhé!!!
Năm 2007 mình có dịp ra Đại Phong, Đại Lộc làm công tác cứu trợ, lúc ấy thấy nhiều cảnh thương tâm lắm lắm nhà nào còn treo lũng lẵng bàn ghế trên trần là hạnh phúc lắm còn tất cả đèu bẹp dí tan tác do gió và bão vừa đi qua, làng gì đó mình chẳng còn nhớ,sau cơn bão 10 ngày mà vẫn chưa có ai đến, đoàn mình đến các cụ già mừng tủi và sụp lạy, bạn tưởng tượng đi thương lắm, tội lắm, nhiều nơi bị bỏ quên vì hẻo lánh quá, khó đi quá, các bạn hãy chon những địa điểm càng khó đi càng tốt. Làm từ thiện phải dấn thân các bạn ạh! Mình còn nhớ một chuyện hy hữu trong cơn bão đã thổi bay nóc nhà mang theo cái nôi em bé bay đi mấy cây số và cuối cùng người ta tìm thấy cái nôi ấy nơi đầm sen và em bé đã sống sót, một chuyện cười ra nước mắt đấy.
 
Năm 2007 mình có dịp ra Đại Phong, Đại Lộc làm công tác cứu trợ, lúc ấy thấy nhiều cảnh thương tâm lắm lắm nhà nào còn treo lũng lẵng bàn ghế trên trần là hạnh phúc lắm còn tất cả đèu bẹp dí tan tác do gió và bão vừa đi qua, làng gì đó mình chẳng còn nhớ,sau cơn bão 10 ngày mà vẫn chưa có ai đến, đoàn mình đến các cụ già mừng tủi và sụp lạy, bạn tưởng tượng đi thương lắm, tội lắm, nhiều nơi bị bỏ quên vì hẻo lánh quá, khó đi quá, các bạn hãy chon những địa điểm càng khó đi càng tốt. Làm từ thiện phải dấn thân các bạn ạh! Mình còn nhớ một chuyện hy hữu trong cơn bão đã thổi bay nóc nhà mang theo cái nôi em bé bay đi mấy cây số và cuối cùng người ta tìm thấy cái nôi ấy nơi đầm sen và em bé đã sống sót, một chuyện cười ra nước mắt đấy.

Đọc bài viết của bác thanhnhan53, em ko cầm được nước mắt. Miền Trung quê em - nhọc nhằn quá! đau thương quá! Nhìn hình ảnh Huế, Đà Nẵng, gập chìm trong nước lũ, hình ảnh những con người bị cây ngã đè chết, có ai thấy nhói trong lòng? Hy vọng gia đình GPE và mọi người từ Nam chí Bắc cùng hướng về miền Trung ruột thịt. Mời các anh chị và các bạn cùng nghe bài "Đường về miền Trung": http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Wh_VVoP058
Thương quá miền Trung ơi!
Tramykt86nt xin được góp sức hết mình cho đợt vận động giúp đỡ miền Trung lần này.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi các thành viên GPE Miền Trung, các bạn ơi dấn thân đi, hãy đi lấy thông tin và hình ảnh ở những nơi hẽo lánh, chắc chắn một điều sẽ rất thương tâm, nơi mà phóng viên các báo còn ngại đến. Theo kinh nghiệm thì những hình ảnh trên báo và truyền hình hiện giờ chẳng thấm vào đâu, nơi xa ấy dân còn nghèo lắm nhà cửa thô sơ lắm, có lẽ bay hết rồi. Nhanh chóng, kịp thời là yếu tố thành công trên mọi hoạt động
 
Theo cập nhật từ một vài thành viên ở Miền Trung thì hiện Đà Nẵng đã qua cơn chịu đựng bão.
Hiện vẫn chưa có điện.

Lời nhắn từ anh Yeudoi về cơn bão đi qua Quãng Nam "Khủng khiếp"
 
Theo cập nhật từ một vài thành viên ở Miền Trung thì hiện Đà Nẵng đã qua cơn chịu đựng bão.
Hiện vẫn chưa có điện.

Lời nhắn từ anh Yeudoi về cơn bão đi qua Quãng Nam "Khủng khiếp"
Em cũng vừa đt được về nhà, lúc này đây tại Bình Định mưa bão lớn hơn rất nhiều, theo tin dự báo thì 2 cơn bão mới cũng đang hình thành.
Cầu mong cho mọi chuyện đều tốt đẹp.
 
Có lẽ cũng tranh thủ máy phát điện tại cơ quan để thông báo về tình hình bão lũ của miền trung cho mọi người biết.
Từ tối qua 28/09/2009 trời bắt đầu chuyển gió mạnh lúc 12 giờ đêm gió giật khoảng cấp 7 và kéo dài sang ngày hôm sau
Từ sáng ngày 30/09/2009 trời bắt đầu chuyển mưa và gió mạnh giật liên hồi lúc 12giờ đến 15 giờ là thời điểm gió mạnh nhất.
Hiện giờ là 18giờ nhưng gió vận giật mạnh và kèm mưa lớn. Nước sông đang lên rất nhanh. Theo dự đoán của tôi thì có thể có lụt rất cao bởi mưa liên tiếp và trên diện rộng kèm theo gió lớn.
Ước đoán thiệt hại của miền trung nhất là Quảng Nam sẽ rất lớn bởi vừa bão lại vừa lũ. Cơ quan của tôi cũng bị thiệt hại rất lớn. Gió giật tốc hết mái và mưa làm ước rất nhiều hàng hóa ( bao bì giấy và đồ gỗ).
Có lẽ lúc này đây người dân miền Trung rất cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người trên cả nước. Thông tin về bão lụt sẽ tiếp tục cập nhật, bởi ngoài trời vẫn đang có gió to ( theo nguyenhuong thông tin thì Đầ Nẵng hiện giờ đã hết gió).
 
Thấy anh em nhiệt tình cùng giúp sức cho miền trung , em cũng sốt ruột lắm, đế góp một phần vào công tác xã hội cho diễn đàn, Em hiện ở tại em đang công tác tại miền trung , và đang tổ chức một chương trình gây quĩ từ thiện ủng hộ cho đồng bào miền trung có một cái tết anh lành , dưới sự giúp sức của các nhà mạnh thường quân tài trợ, Anh em có thể giúp sức với em nhé !
Anh em có thể vào wedsite : vongtayyeuthuong.mto.vn
Xin chân thành cảm ơn !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người xưa có câu " lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều". Vẫn biết cuộc sống là phải mưu sinh với biết bao điều khó khăn nhưng khi bạn chung tay cùng tôi, chung tay cùng mọi người....chúng ta có thể góp gió thành bão.
Mong nhận được sự đồng tình của mọi người!

PS: Vụ viết lách này em ko rành lắm...huuhu--=0--=0--=0--=0
Thấy các pác sinh hoạt rôm rả quá, mình ở Miền Trung khu vực Đà Nẵng mà chẳng lẻ không có đóng góp gì, tệ quá đi. Em xim tham gia câu lạc bộ CTXH nhé
nick: cuonglbvan
mail: cuonglbvan@gmail.com
mobi: 0914111966

xin được làm thành viên.
 
nếu ờ Huế có được ko ạ?em thấy ở Huế có nhiều gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn
 
nếu ờ Huế có được ko ạ?em thấy ở Huế có nhiều gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn

Cảm ơn rất nhiều, chủ nhật này mình đi ra Huế để tham gia nồi cháu từ thiện bên "nguoitoicuumang" nếu bạn muốn tham gia cùng thì để lại số dt trên diễn đàn mình sẽ liên lạc hoặc bạn liên lạc với mình nhé.

yahoo/skype : nguyenphuong0911
gmail: nguyenphuong0911@gmail.com
Alo cầm tay: 0906.130.438 :hands:
 
Thấy các pác sinh hoạt rôm rả quá, mình ở Miền Trung khu vực Đà Nẵng mà chẳng lẻ không có đóng góp gì, tệ quá đi. Em xim tham gia câu lạc bộ CTXH nhé
nick: cuonglbvan
mail: cuonglbvan@gmail.com
mobi: 0914111966

xin được làm thành viên.

he he CHúc mừng người cũ mem mới của mình vào GPE Miền Trung.
Link chương trình mới vừa tổ chức nè:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/...H-Trung-Thu-Thêm-Tiếng-Cười-của-GPE-ở-Đà-Nẵng
 
Đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Mỗi người có một cách đóng góp khác nhau. Tớ muốn có một chút đóng góp nhỏ bằng mong muốn mở 1 topic bàn về "kỹ thuật cứu trợ miền Trung".

Ở đây, tớ chỉ định chia sẻ quan điểm, kiến thức nhỏ bé của bản thân, giao lưu, để học hỏi người khác, để hiểu vấn đề, vì hiểu vấn đề luôn luôn tốt cho bản thân, bất kể là mình muốn làm việc gì ^^

Theo như kiến thức hạn hẹp của tớ, tớ xin trình bày như sau: (cũng có thể coi đây là "chém gió", nhưng là "chém gió" có thiện ý ^^)

Địa hình miền trung cao ở vùng đồi núi phía Tây, trũng ở vùng đồng bằng phía Đông ven biển, khi có mưa lũ từ trên cả một vùng đồi núi rộng lớn phía Tây tràn về với một lượng nước khổng lồ, thì khu vực đồng bằng ven biển nhỏ bé ăn đủ :((, đặc biệt là khu vực đồng bằng ven các con sông lớn, ăn đòn trước tiên :(( , (vì nước lũ do mưa lớn từ thượng nguồn, trước tiên sẽ tràn vào các con sông lớn, theo dòng chảy tự nhiên từ muôn đời rồi, nên nước ở các con sông lớn sẽ dâng trước tiên và ngập các thành phố ven sông trước tiên) thế dưng, đây lại là nơi tập trung nhiều dân cư nhất mới đau, vì là các thị xã, thị trấn, hoặc thành phố lớn của tỉnh, của cải, tiền bạc và sức mạnh kinh tế cũng tập trung chủ yếu ở những chỗ này mới đau :(( . Kế đến là các xã, huyện, gần các con sông lớn và cũng chính là gần các thành phố lớn này ăn đòn, (vì khi lượng nước trên thượng nguồn, vùng núi phía Tây rộng lớn, đủ lớn, và được bổ sung liên tiếp do mưa kéo dài, thì nước chảy chỗ trũng, vùng đồng bằng ven biển trũng và nhỏ bé, kiểu gì cũng bị ngập hết, nước thoát ra biển theo độ dốc (độ dốc ở vùng đồng bằng rất thoải, gần như không dốc, nên nước thoát rất chậm) không lại được với lượng nước khổng lồ đổ xuống nhanh từ vùng núi cao phía Tây (do độ dốc của vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng rất dốc, nên cứ có mưa là nước ập xuống rất nhanh)) nước ngập lên đến tận nóc nhà :(( . (Đây là em tóm tắt tình hình ạ ^^)

Về "kỹ thuật cứu trợ miền Trung", em xin phép được "chém" tiếp như sau: :D ^^

1. Đường giao thông ở dải đồng bằng ven biển miền Trung đã gần như tê liệt (hình như bao gồm cả đường quốc lộ 1A), dưng mà may mình còn có đường Hồ Chí Minh uốn lượn ở trên vùng núi cao phía Tây, chắc không bị ngập ^^, hoặc nếu có ngập "khẩn cấp" trong một lúc nào đó, thì nước cũng sẽ sớm rút ^^, chắc là cũng có hư hỏng một số đoạn, một số chỗ, do nước xối, lở đất, trong lũ, nhưng khắc phục cái này thì có thể khắc phục nhanh và ngay khi nước rút, để thông đường. Còn hơn là ngồi chờ nước rút ở các con đường bị ngập ở dải đồng bằng trũng phía Đông, rồi vẫn phải sửa đường ở đấy, mất nhiều thời gian hơn (đây là em muốn nói về cái lợi của con đường Hồ Chí Minh ở vùng núi cao phía Tây, chứ em ko muốn dậy khôn ai cả, vì điều này quá hiển nhiên, rất nhiều người biết ^^). Hàng cứu trợ từ 2 đầu đất nước, tập trung, và lấy, chủ yếu ở 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Sài Gòn.

2. Em xin phép chỉ bàn về hàng cứu trợ, chứ không bàn về tiền, vì tiền chỉ là "giải pháp kinh tế", nhà nước không thiếu tiền cho cứu trợ miền Trung trong cơn lũ (nếu tính tổng gói tiền (ý em là tất cả hàng hóa cũng qui ra giá trị đồng tiền) mà tất cả mọi người dành để cứu trợ miền Trung thì sẽ thấy là rất nhỏ so với ngân sách nhà nước (ngân sách nhà nước vào thời điểm này cỡ độ 700 000 tỷ), về tiền bạc, nhà nước có thể chi rất nhẹ nhàng, và rất đơn giản cho "ngân sách cứu trợ miền Trung", em nói như vậy để thấy rằng: nhà nước không thiếu tiền cho cứu trợ miền Trung), nếu vấn đề chỉ là "tiền" thì sẽ vô cùng đơn giản, vì nhà nước có thể cho chở 1 xe tiền đủ để cứu trợ miền Trung vào ngay miền Trung, có mọi biện pháp bảo vệ và hỗ trợ đủ để đảm bảo đưa được xe tiền đó đến nơi an toàn, đến đúng 1 nơi cần đến. Nhưng, đưa 1 xe tiền vào cũng không giải quyết được vấn đề mới khổ (đương nhiên, đây chỉ là tình huống giả định ^^), vì có đủ tiền rồi thì mua cái gì? mua ở đâu? làm gì có khi mà nước lũ ngập hết cả dải đồng bằng hẹp ven biển, chỗ nào cao không bị ngập thì may ra còn sót lại ít hàng hóa, lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc men, nước uống sạch ... nhu yếu phẩm. Khi đó, thì hàng hóa lại lên giá vì hàng có rất ít mà nhu cầu sử dụng thì rất nhiều, mà lại là nhu cầu sống còn, không như nhu cầu ăn uống, mặc đẹp hàng ngày, nhu cầu lúc này thành ăn để sống và mặc để cho khỏi rét, nhu cầu lớn và bức thiết như vậy, hàng hóa thì có ít, đương nhiên giá hàng hóa sẽ tăng khủng khiếp nếu không bổ sung thêm, bổ sung đủ. Ở đây, tớ nhìn dưới góc độ kinh tế và quy luật tất yếu của kinh tế, quy luật cung cầu, nên không thể trách những người "lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để tính giá cao trục lợi". Nhưng, tiền vào đến miền Trung cũng chính là để giải quyết vấn đề này. Quy luật kinh tế thì phải có biện pháp kinh tế, biện pháp kinh tế chính là tiền, đưa nhiều tiền vào miền Trung, đưa đủ tiền vào miền Trung thì sẽ đủ tiền để mua nhu yếu phẩm với giá cao (kiểu như chấp mày tính giá cao, bố mày éo thiếu tiền ^^ đùa thôi nhé ^^), vì không thể, và rất khó dùng biện pháp hành chính để bắt những người dân còn nhu yếu phẩm bán với giá thấp (em ko nói tất cả đâu nhé, tránh cãi nhau ^^), chỉ còn kiểu là "mày bán giá nào tao cũng mua, miễn là có đủ lương thực, thực phẩm cho người dân sống qua ngày.

3. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là đưa được hàng cứu trợ vào đến miền Trung, và rải ra được tất cả những nơi cần rải, (trong suốt một thời gian dài đủ để nước lũ rút và người dân dần ổn định lại được cuộc sống sau lũ). Đưa được càng nhiều hàng cứu trợ vào miền Trung thì sẽ giải quyết được vấn đề cơ bản về kinh tế vừa nêu trên, vấn đề quy luật cung - cầu, đưa được càng nhiều hàng hóa vào thì giá hàng hóa càng giảm, người dân càng dễ mua.

4. Trở lại vấn đề mà tớ muốn bàn trong topic này "kỹ thuật cứu trợ miền Trung", hàng hóa đương nhiên phải đưa theo con đường Hồ Chí Minh phía Tây ko bị ngập, và ít hỏng hơn. Sau đó tập trung và rải ở các "điểm cao cấp 1", đây là các vùng có địa hình khá cao so với mực nước lũ, không thể bị ngập, và có thể hội tụ đủ các yếu tố sau đây: (hội tụ được càng nhiều càng tốt ^^)

a. "điểm cao cấp 1" là trung tâm dân cư sinh sống, làm ăn, trung tâm kinh tế thì càng tốt ^^, vì tại trung tâm dân cư sinh sống thì các điều kiện về sống, bảo quản hàng hóa cũng tốt, hơn nữa, ở những vùng như thế này lại có "sức người", có thể dùng "sức người" để đưa hàng hóa đi các vùng lân cận, và đương nhiên người ta phải "chắc chắn sống" rồi thì người ta mới đi cứu người khác, do đó, hàng cứu trợ nếu tập trung rải ở những chỗ như thế này thì rất có lợi cho việc cứu trợ ^^

b. "điểm cao cấp 1" thuận tiện về giao thông cho việc chuyên chở hàng hóa từ "trục đường cứu trợ" chính, đường Hồ Chí Minh. Hoạt động cứu trợ cần "ngay" và "luôn", nếu chọn được điểm rải hàng cứu trợ đẹp, giữa trung tâm vùng bị lũ, như vận chuyển hàng đến đó lại hết sức khó khăn do giao thông chia cắt, thì hiệu quả của "luồng hàng cứu trợ" cũng bị giảm, như kiểu luồng hàng cứu trợ tuy to, nhưng lại bị tắc lại ở một chỗ do giao thông ^^

c. "điểm cao cấp 1" càng gần các trung tâm tâm kinh tế bị ngập, càng gần các thành phố, thị xã, thị trấn, ven sông bị ngập càng tốt. Bởi vì đây là những nơi cần cứu trợ trước tiên, vì tập trung đông dân cư, số lượng người bị nạn lớn, hơn nữa, cứu trợ thành công những trung tâm dân cư như thế này, thì sẽ có thêm "sức người" cho hoạt động cứu trợ.

d. chưa nghĩ ra, lúc nào "chém" tiếp ^^

Sau khi đã chọn được các "điểm cao cấp 1" thì chọn đến các "điểm cao cấp 2", rồi đến "điểm cao cấp 3" theo tiêu chí (a. b. c. d. như đã trình bày ở trên) nhưng mức độ đạt tiêu chí thấp hơn "điểm cao cấp 1"

Hàng cứu trợ thì vận chuyển và rải ở các điểm cao các cấp theo thứ tự ưu tiên (cấp 1 ưu tiên nhất ^^)

Trên đây chỉ là đoạn "chém gió thiện ý" của em về vấn đề "kỹ thuật cứu trợ miền Trung" hay còn gọi một cách rất "chém gió" là "làm thế nào để đẩy luồng oxy hàng cứu trợ vào các mạch máu đang tắc nghẽn và hấp hối của đồng bào miền Trung ^^"
Theo như những gì mình được biết, việc cứu trợ vùng lũ lụt hiện nay được thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ", bao gồm:

1. Chỉ huy tại chỗ: Việc chỉ huy cứu trợ tại nơi bị lũ lụt cần rất cụ thể, ngay và luôn, nhà nào cần cứu? người nào cần cứu? cứu như thế nào? ... nên ko thể chỉ huy cứu lũ từ xa và gián tiếp được. Việc chỉ huy cứu trợ tại địa phương thường được giao cho cán bộ địa phương, cán bộ xã, cán bộ thôn làng hoặc những người có uy tín tại xã, thôn, làng. Họ là những người am hiểu và thông thuộc địa phương nhất, thuộc từng nhà, từng chỗ, từng người. Ko ai chỉ huy cứu lũ hiệu quả bằng họ.

2. Hậu cần tại chỗ: Khi có lũ lụt, đường bị ngập sâu trong nước, giao thông bị tê liệt và chia cắt, không thể vận chuyển hàng cứu trợ cho một số lượng lớn các làng xã bị ngập trong nước trong thời gian ngắn được. Việc vận chuyển hàng cứu trợ tiếp tế chỉ có thể thực hiện được sau khi nước đã rút và đường đã được dọn dẹp, sửa chữa và cũng phải mất thêm rất nhiều thời gian vì số lượng thôn xã bị lũ ảnh hưởng cần có thêm hàng cứu trợ là rất nhiều. Vì vậy việc chuẩn bị hàng cứu trợ (hậu cần) cho lũ lụt thường được thực hiện từ trước khi có lũ, số hàng cứu trợ này, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống của người dân vùng lũ thường được tích trữ trước tại địa phương, thường được để ở những nơi ko bị nước lũ ảnh hưởng như những căn nhà cao tầng, cơ quan của chính quyền địa phương, làng, xã. Lượng lương thực, thực phẩm này thường phải đủ dùng cho tất cả người dân trong làng, xã trong ít nhất là vài ngày. Tuy nhiên, số lượng hàng cứu trợ này phụ thuộc vào kinh phí của địa phương và kinh phí hỗ trợ của nhà nước dành cho việc cứu trợ lũ lụt. Nếu lượng kinh phí ít hoặc bị bớt xén thì cũng ko thể đủ hàng cứu trợ dùng cho dài ngày.

3. Phương tiện tại chỗ: Việc vận chuyển hàng cứu trợ trong vùng bị ngập lũ nhất thiết phải có phương tiện, ít nhất là phải có thuyền con chèo tay hoặc đẩy tay để chở hàng cứu trợ hoặc chở người bị kẹt lũ. Khi có lũ, nước ngập trắng, mênh mông, tuy nhiên việc đi lại, vận chuyển hàng cứu trợ băng thuyền máy cũng rất hạn chế, vì ko giống như sông, trong vùng bị ngập lũ có rất nhiều vật cản ngầm ở dưới nước, ví dụ như những cây nhỏ, mô đất cao, khi ngập trong nước sẽ thành những vật cản cho việc đi lại bằng thuyền, khi nước lũ rút dần, độ nông sâu của nước ngập cũng thay đổi, lại có nhiều vật cản nên việc đi lại bằng thuyền máy là rất khó khăn, hạn chế, lại phải luôn đi cùng với những người thuộc những vật cản ngầm trong nước. Phương tiện cứu trợ hiệu quả nhất trong lũ lụt có lẽ là những thuyền con đẩy tay hoặc chèo tay trang bị sẵn tại từng thôn làng vùng lũ.

4. Lực lượng tại chỗ: Việc cứu lũ cần phải có người làm. Ko ai giỏi cứu lũ bằng những người dân vùng lũ, họ thông thuộc địa bàn, thuộc từng nhà, từng người, từng vùng bị chia cắt, họ là lực lượng cứu trợ tại chỗ. Đương nhiên họ cũng cần được cứu trước thì mới đủ sức mà đi cứu người khác...
 
Cho mình đăng ký tham gia với
Tên: Hoàng My
Nick: mymyhoang89
Điện thoại: 0972.463.202


 
Nick: vbvn68
Tên: Nguyễn Việt Vương
Địa chỉ: Tx Quảng Trị gần Thành Cổ Quảng Trị bác nào qua đây call em bánh lọc và con gái Quảng Trị hấp dẫn lắm @@
Điện thoại: 0968.008.061



Khi nâng cấp lên thành hội hay nhóm nên có quy tắc, đường lối hoạt động cho hội hay nhóm mình. Nhất là hội nhóm hoạt động trong lĩnh vực nhân sinh nó liên quan nhiều đến vấn đề tâm lý, tâm linh của mỗi con người chúng ta, ở đâu đấy mình đã được đọc lời của 1 sư thầy chụ trì chùa việt nam tận nepal từng viết “khi được có cơ hội làm việc thiện thì không nên bỏ lỡ vì điều đó chỉ đến một lần” chính vì vậy mình nghĩ nếu ai đọc đến topic này sẽ sẵn lòng nếu ở đâu đó có một hay những người đang cần sự giúp đỡ, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn và nhiều mằu sắc hơn nếu được sống trong những khoảnh khắc mà ta sắp cố gắng làm …
Chúc ace GPE miền trung củng như gia đình GPE mùa 20/11/2014 nhiều kỷ niệm.
P/s cùng một gia đình không phân biệt trai hay gái, con chính thống hay con nuôi :p con lớn hay bé to khỏe hay gầy còn, kính không độ hay có độ, ở miền Trung hay miền nào miễn có chung một niềm vui. Chúng ta là một nhà khó khăn phải biết cùng nhau tiến lên giúp nhau làm tốt những mục tiêu đã đề ra để những chương trình phát động có kết quả tốt nhất. (một đôi lời xin gia nhập hội miền trung) :):)
 
Web KT
Back
Top Bottom