Tính tốc độc tăng trưởng bình quân hàng năm

Liên hệ QC

Hungtourism

Thành viên mới
Tham gia
18/3/09
Bài viết
1
Được thích
0
Kính gửi Diễn đàn,
Nhờ diễn đàn giúp hàm tính tính tốc độc tăng trưởng bình quân hàng năm (2016-2020)
Cảm ơn nhiều.
Nguyễn Sơn Hưng
 
Cỡ phân tích doanh thu hàng trăm tỷ, và lượng giao dịch hàng nửa triệu này là công việc của sếp tôi. Chứ hạng tôi chỉ được rớ tới khi cô ta bận quá, không làm kịp.

Có nhiều cách tính tốc độ tăng trưởng. Mỗi cách có ý nghĩa và kết quả khác nhau. Theo lời lẽ của thớt thì có lẽ là cách tính bình quân thô (đơn giản).
Công thức mảng (Ctrl+Shift+Enter). Có những cách viết công thức khác, ngắn và không cần CSE. Nhưng cách này đơn giản nhất.

1602309346993.png

Các cách tính khác là % tính tăng trưởng kép (compound), và tính hệ số (coefficent) theo bài toán nội/ngoại suy (regresssion).

Lưu ý cho các bạn chuyên về phân tích doanh thu:
Theo nguyên tắc thống kê thì các bài toán thóng kê cần phải nhận định rõ các con số ngoại lệ (outliers).
Năm 2020 cần phải được xét lại xem có thuộc về "ngoại lệ" hay không. Năm 2020 có biến cố đặc biệt, những doanh nghiệp liên quan trực tiếp sẽ có nhũng con số vượt ngoài. Con số trung bình thô mà tính cả năm này thực sự không nói lên điều gì cả. Người làm báo cáo này phải tự hiểu rằng con số chỉ để vào sổ sách, không thể dựa vào để tính toán gì khác.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kính gửi Diễn đàn,
Nhờ diễn đàn giúp hàm tính tính tốc độc tăng trưởng bình quân hàng năm (2016-2020)
Cảm ơn nhiều.
Nguyễn Sơn Hưng
Tính bình quân khá phức tạp, có rất nhiều công thức và hàm riêng biệt, tùy theo dữ liệu sẽ có cách xử khác nhau, tặng bạn 2 cách chuẩn
1602335319491.png
 
Chú thích thêm cho bài #3 trên:
Bài #3 đưa ra 2 cách tính theo tăng trưởng kép (compound) mà tôi nhắc tới ở bài #2
Cách 1 chỉ quan tâm đến trị đầu và trị cuối. Không cần giải thích thêm.
Cách 2 có vài điểm xứng đáng giải thích thêm.

Giải thích về ý nghĩa:
Cách tính GEOMEAN theo tiếng nghề là geometric mean, bình quân kỷ hà, (hay bình quân hình học).
Khác biệt giữa cách tính thô và cách tính hình học:
- cách tính thô (còn được gọi là bình quân số học) coi mỗi phần tử là độc lập với nhau. Tức là thích hợp với con tính trung bình số.
- cách tính hình học (kỷ hà) có thể so sánh với lãi kép, tức là phần tử n+1 có liên hệ với phần tử n. Và được giới tài chính coi như là thích hợp với cách tính thay đổi theo từng chu kỳ của trị số. Nói cách khác là thích hợp với con tính trung bình phần trăm.

Giải thích về cách sử dụng ở bài #3:
Hàm GEOMEAN của MS bắt buộc mọi số phải dương. Hàm sẽ trả về #NUM! nếu một trong những con số tính là âm hoặc 0.
Để có thể áp dụng cho trường hợp có tăng có thoái, dân tài chính chỉnh lại bằng cách cộng 1 vào các trị khiến các trị âm (%) trở thành dương; và trừ đi 1 sau khi hoàn tất.
 
Web KT
Back
Top Bottom