Qui trình hạch toán trong công tác kế toán.

Liên hệ QC
Trong cột "Chứng từ tham khảo", dòng 7 có thể dùng chứng từ gốc "Đơn đặt mua hàng - Purchase Order" (trong trường hợp không dùng "Hợp đồng mua hàng") hoặc "Báo giá" của nhà cung cấp.

Tương tự, dòng 18 có thể ghi thêm "Đơn đặt bán hàng - Sales Order", "Báo giá"

Dòng 11, 19 dùng cho điều chuyển kho ("Phiếu điều chuyển" nội bộ) nhỉ. Mọi người hay dùng là "Phiếu nhập chuyển kho", "Phiếu xuất chuyển kho" à?

Khi kiểm kê kho, thấy chênh lệch thì còn có "Phiếu điều chỉnh" nữa

Ở đây, trường hợp lắp ráp thì mọi người sử dụng chứng từ gì? Phiếu lắp ráp được thể hiện chỗ nào?

Ah, khái niệm "chứng từ gốc" ở đây có nghĩa gì nhỉ? "gốc" ở đây là "gốc" của cái gì?

Trước kia mình hiểu:

1 chứng từ kế toán thì có thể có nhiều chứng từ gốc. Chứng từ gốc có thể là chứng từ kế toán hoặc không là chứng từ kế toán.

Ví dụ:

Quy trình mua hàng:

Báo giá NCC --> Đơn đặt mua hàng --> Hóa đơn mua hàng --> Phiếu chi
------------------------------------> {Phiếu nhập hàng}

Ở trường hợp trên, mình gọi các chứng từ: Hóa đơn mua hàng, Phiếu chi, Phiếu nhập hàng là chứng từ kế toán. Đối với "Phiếu chi" thì "chứng từ gốc" của của nó là "Hóa đơn mua hàng", "Đơn đặt mua hàng",... (Tóm lại là các chứng từ là căn cứ để tạo ra chứng từ đó thì gọi là chứng từ gốc (trước mình có học và người ta dạy theo cách đó).

Chứng từ gốc của một chứng từ thì có thể là chứng từ kế toán hoặc không là chứng từ kế toán.

Ví dụ: "Đơn đặt mua hàng" là chứng từ gốc của "Hóa đơn mua hàng" nhưng đó ko phải là chứng từ kế toán.

Không rõ mình hiểu như vậy có sai không nhỉ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ghi nhận ý kiến bổ sung của Hai2Hai về Đơn đặt hàng mua và Đơn đặt hàng bán.
Ghi nhận sự bổ sung về phiếu nhập, xuât điều chỉnh sau khi kiểm kê
Dòng 11, 19 dùng cho điều chuyển kho ("Phiếu điều chuyển" nội bộ) nhỉ. Mọi người hay dùng là "Phiếu nhập chuyển kho", "Phiếu xuất chuyển kho" à?
Khi có yêu cầu điều chuyển, người có thẩm quyền (thường là 1 trong Ban Giám đốc) sẽ ra 1 Lệnh điều chuyển hoặc Lệnh xuất chuyển kho (chỉ là tên gọi).
Kho A xuất ra, thủ kho A phải làm 1 phiếu xuất kho, nội dung là "xuất chuyển kho nội bộ"
Kho B nhập vào, thủ kho B phải làm phiếu nhập kho, nội dung là "nhập chuyển kho nội bộ"
Đơn giản là: Hàng ra khỏi kho thì làm phiếu xuất, hàng vào kho thì làm phiếu nhập.
Ở đây, trường hợp lắp ráp thì mọi người sử dụng chứng từ gì?

Lắp ráp là 1 công đoạn của sản xuất, nên gộp chung vào xuất kho cho SX, chỉ khác nội dung "bộ phận sử dụng" ghi trên phiếu
Không rõ mình hiểu như vậy (về khái niệm chứng từ gốc) có sai không nhỉ?

Không sai, nhưng mở rộng khái niệm ra thì chứng từ gốc của nghiệp vụ này trở thành chứng từ kèm theo hoặc chứng từ tham khảo của nghiệp vụ khác.

Như vậy có thể chính ptm sai. Ptm hiểu theo nghĩa chứng từ gốc là chứng từ dùng làm căn cứ để hạch toán
Mong có thêm ý kiến khác nữa của các chuyên gia.
 
Các bút toán nhập kho

Đề mục: Quy trình hạch toán nhập xuất kho
Phần 1: Nhập kho

1. Nhập kho hàng mua bằng tiền mặt:
Nợ TK hàng tồn kho (152, 153, 156)
Có TK tiền mặt (111)

2. Nhập kho hàng mua chưa thanh toán hoặc thanh toán qua ngân hàng (không có chi phí mua)
Nợ TK hàng tồn kho (152, 153, 156)
Có TK công nợ nhà cung cấp (331)

3. Nhập kho hàng nhập khẩu, hàng mua chưa thanh toán có phân bổ chi phí
Nợ TK hàng tồn kho (152, 153, 156)
Có TK 142 (xem thêm quy trình mua hàng)

4. Nhập kho vật tư, bán thành phẩm đã xuất cho SX, sử dụng không hết và trả lại
Nợ TK hàng tồn kho (152, 155 BTP)
Có TK chi phí NVL (621) nếu trong tháng
Có TK chi phí SX dở dang (154) nếu xuất từ tháng trước

5. Nhập kho hàng tạm xuất (cho mục đích khác, thí dụ xuất kho đi triển lãm)
Nợ TK hàng tồn kho (152, 155, 156)
Có TK phải thu khác (138)

6. Nhập kho thành phẩm sản xuất:
Nợ TK thành phẩm (155)
Có TK chi phí SX (154)

7. Nhập kho điều chuyển nội bộ:
Nợ TK hàng tồn kho (152, 155, 156)
Có TK vật tư hàng hoá trên đường (151)

8. Nhập điều chỉnh thừa sau kiểm kê (chưa biết nguyên nhân):
Nợ TK hàng tồn kho (152, 155, 156)
Có TK phải thu khác (338)

9. Nhập kho hàng bán trả lại:
Nợ TK tồn kho (155, 156)
Có TK giá vốn hàng bán (632)

10. Kết chuyển Chi phí mua hàng (đối với DN thương mại có sử dụng 1562: Chi phí mua hàng)
Nợ Hàng hoá (1561)
Có chi phí mua hàng (1562), chỉ ghi giá trị, không có số lượng

Mong các anh chị bổ sung, góp ý.
 
Đề tài này bị đóng băng khá lâu (bị thành viên phê bình - KTGG lười biếng, ham rong chơi - lang thang trên mạng)

Nay KTGG, xin được trao đổi thêm về qui trình nhập xuất kho để các bạn lần lượt bổ sung :

1.- Hệ thống tài khoản áp dụng :

Theo QĐ 15 - Nhóm Tài khoản 15 - Hàng tồn kho, có 9 tài khoản:

- Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường;
- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu;
- Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ;
- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang;
- Tài khoản 155 - Thành phẩm;
- Tài khoản 156 - Hàng hoá;
- Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán;
- Tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
- Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Theo QĐ 48 - Nhóm Tài khoản 15 - Hàng tồn kho, có 7 tài khoản:

- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Tài khoản 155 - Thành phẩm
- Tài khoản 156 - Hàng hoá
- Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán
- Tài khoản 159 - Các khoản dự phòng

2.- Phương pháp hạch toán :

Phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê đĩnh kỳ đều có cách hạch toán khác nhau :
I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.



Nguồn nhập gồm những nguồn gì ?
- Mua hàng trong nước
- Mua hàng ngoài nước (nhập khẩu có thuế NK + nếu có thuế tiêu thụ đặc biệt)
- Mua hàng trả chậm - trả góp (tiền lãi trả góp hạch toán ra sao?)
- Hàng hóa sản xuất...(Thành phẩm, nguyên liệu sử dụng thừa, sản xuất thử, ...)
- .....
Tương ứng các khoản mục nêu trên thì sử dụng hạch toán qua các tài khoản nào, có thể mọi người dễ hình dung hơn.
Sau khi có đại cương lần lượt trên - mình phân tích thiết lập qui trình nó sẽ dễ hơn.

Kính
 
Sưu tập : Hàng tồn kho

Hàng tồn kho (HTK) trong các doanh nghiệp (DN) có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định và ghi nhận (HTK) đòi hỏi phải được quan tâm thường xuyên vì (HTK) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản lưu động của các (DN). Để quản lý tốt (HTK) cần phải phân loại, sắp xếp (HTK) theo những nhóm và theo tiêu thức nhất định. Tiêu thức phân loại thông dụng nhất là phân loại theo công dụng của (HTK).

Theo kế toán Mỹ: (HTK) được chia thành 3 nhóm chính là:
- (HTK) thương mại: là những hàng mua vào để bán ra
- (HTK) sản xuất: bao gồm: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật dụng khác.
- (HTK) là các vật phẩm khác: các thứ (HTK) này không trọng yếu nên thường được ghi nhận thẳng vào chi phí khi chúng được mua về để sử dụng.

Theo kế toán Pháp: (HTK) được phân chia theo công dụng bao gồm: nguyên vật liệu, tài sản dự trữ sản xuất khác, giá trị sản phẩm dở dang, dịch vụ dở dang, tồn kho sản phẩm, tồn kho hàng hoá.

Theo kế toán Việt Nam: (HTK) bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá.

Như vậy, chúng ta thấy rằng việc phân loại (HTK) ở các quốc gia về cơ bản là tương đối thống nhất với nhau. Ngoài ra, (HTK) còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là (HTK) ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); (HTK) ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và (HTK) ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán).

Theo chúng tôi, việc phân loại (HTK) gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.

Sơ đồ: Phân loại HTK ở (DN) thương mại và (DN) sản xuất.

hangtonkho.jpg

Việc xác định những gì thuộc về (HTK) cũng nảy sinh vấn đề cần trao đổi ở đây, nghĩa là xem xét việc sở hữu (HTK) trong một số trường hợp. Theo nguyên tắc thực hành kế toán nói chung thì thuộc về (HTK) chỉ là những thứ mà do (DN) sở hữu. Tuy nhiên, một điểm quan trọng là quyền kiểm soát gắn bó với tài sản đó. Trong thực tế, việc ghi nhận là (HTK) khi nhận được hàng vì người mua khó xác định chính xác thời điểm pháp lý chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho mỗi lần mua, đồng thời không có những sai sót trọng yếu nào khi ghi nhận theo cách này. Chúng ta sẽ xem xét để xác định một số trường hợp sản phẩm có được xác định là thuộc về (HTK) của (DN) hay không?

*Hàng mua đang đi đường: Vấn đề sở hữu được đặt ra trong trường hợp hàng mua đang đi đường, vậy khi nào quyền kiểm soát được chuyển giao. Điều này thường được xác định theo điều khoản cam kết hợp đồng giữa hai bên mua và bán. Nếu hàng được vận chuyển theo FOB điểm đi thì quyền kiểm soát chuyển giao cho người mua khi người bán chuyển hàng cho người vận tải là người đại diện cho bên mua. Như vậy hàng vận chuyển theo FOB điểm đi sẽ thuộc (HTK) của người mua ngay sau khi hàng được bên bán chuyển cho người vận tải, (HTK) này là hàng đang đi đường khi kết thúc kỳ kế toán của (DN) mua. Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ dẫn đến sai lệch trong (HTK), trong khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp vụ mua hàng và giá trị hàng tồn cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Nếu hàng vận chuyển theo FOB điểm đến thì quyền kiểm soát chưa chuyển giao đến tận khi người mua nhận được hàng hoá từ người vận chuyển chung, nghĩa là hàng vận chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc (HTK) của bên bán cho đến khi người mua nhận được hàng.

* Hàng đại lý (hàng uỷ thác): Khi bên giao đại lý chuyển hàng cho bên nhận đại lý, tại bên nhận đại lý đồng ý nhận hàng nhưng không phát sinh khoản công nợ nào, trừ việc bên nhận đại ký phải bảo quản hàng khỏi mất và hỏng cho đến khi hàng bán được. Khi bên nhận đại lý bán được hàng thì toàn bộ doanh thu sau khi trừ hoa hồng đại lý và các chi phí phát sinh đã ghi hộ bên giao đại lý trong quá trình bán hàng được chuyển giao lại cho bên giao đại lý. Như vậy, khi hàng giao đại lý thì hàng vẫn là tài sản của bên giao đại lý và vẫn thuộc (HTK) của bên giao đại lý và được theo dõi theo giá mua hoặc giá thành sản xuất thực tế mặc dù hàng đang được bên nhận đại lý nắm giữ và bảo quản. Bộ phận hàng gửi bán đại lý còn được theo dõi và ghi trong thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với bên nhận đại lý thì không được phản ánh một phần hàng nhận đại lý nào vào bộ phận (HTK) của đơn vị này vì hàng là tài sản của bên giao đại lý.

* Hợp đồng bán đặc biệt.

Như chúng ta đã đề cập tới ở trên, quyền sở hữu pháp lý được chuyển giao là chỉ dẫn chung dùng để xác định khi nào số hàng thuộc vào (HTK) của (DN). Nhưng việc chuyển giao quyền pháp lý của sản phẩm và bản chất kinh tế của nghiệp vụ kinh tế thường không phù hợp với nhau. Có thể quyền pháp lý của hàng đã chuyển giao cho người mua nhưng người bán hàng vẫn chịu các rủi ro về hàng và ngược lại việc chuyển giao quyền pháp lý có thể không xảy ra nhưng bản chất kinh tế của nghiệp vụ thì người bán không chịu các rủi ro về hàng nữa. Chúng ta xem xét ba trường hợp minh họa dưới đây cho các vấn đề này nảy sinh trong thực tế.

** Bán với cam kết mua lại (sales with buy back)

Đôi khi một (DN) tài trợ vốn cho (HTK) của (DN) mà không ghi chép là công nợ hay (HTK) trên bảng cân đối kế toán của (DN). Đây là một cách dẫn đến một "cam kết tài trợ sản phẩm" thường liên quan đến một việc "bán hàng" với một cam kết rõ ràng hoặc không rõ ràng sẽ "mua lại". Theo cách này, người bán chuyển hàng cho người mua và đồng ý mua lại số hàng này với một giá nhất định trong một tương lai gần. Người mua sẽ sử dụng số hàng này như là khoản thế chấp để vay ngược trở lại số hàng đó, người mua dùng tiền vay trả cho người bán. Người bán mua lại số hàng trong tương lai và người mua thu lợi từ việc được thanh toán để trả khoản nợ vay. Như vậy bản chất của nghiệp vụ này là người bán đang tài trợ cho số (HTK) của người bán và vẫn duy trì rủi ro của số hàng này - mặc dù về thực tế quyền pháp lý về số hàng đã được chuyển giao cho người mua. Với cách này, người bán sẽ bán được lợi về thuế tài sản (Property Taxes) chuyển sang khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán cuả người bán và có thể dẫn đến sai lệch lợi nhuận. Đồng thời, theo cách này thì người mua khi mua hàng có thể tránh được vấn đề thanh khoản nhập trước xuất trước hoặc người mua được lợi từ một cam kết tương hỗ ở thời điểm sau này.

Các cam kết bán với hợp đồng mua lại này thường được gọi là “các nghiệp vụ để lại” vì người bán để lại (HTK) trên bảng cân đối kế toán của (DN) khác trong một thời gian ngắn. Khi một cam kết mua lại với một giá xác định và giá này bao gồm toàn bộ giá gốc của (HTK) cộng với các chi phí bảo quản (lưu kho), kế toán lại phản ánh trên sổ sách của người bán dưới hình thức là (HTK) và công nợ phải trả.

Tóm lại, theo hợp đồng bán và mua lại thì khi hợp đồng mua lại diễn ra (HTK) thuộc về (DN) bán.

** Bán với tỷ lệ trả lại cao (Sales with high rate return)

Các hợp đồng chính thức hoặc không chính thức thường xuất hiện trong một số ngành công nghiệp như phát hành, âm nhạc, đồ chơi, dụng cụ thể thao,… cho phép bên mua hàng được trả lại hàng và nhận lại toàn bộ tiền hàng mà không có điều kiện nào ràng buộc. Chẳng hạn, một công ty phát hành sách bán sách cho "cửa hàng sách của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" với một cam kết là bất kỳ quyển sách nào không bán được thì có thể được trả lại và hoàn lại toàn bộ tiền. Theo thống kê có khoảng 25% sách bán ở cửa hàng sách Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bị trả lại cho bên bán. Vậy công ty phát hành (người bán) có thể ghi chép nghiệp vụ bán hàng này như thế nào? Trong trường hợp này, có thể người bán sẽ ghi chép toàn bộ số hàng đã bán và thiết lập dự kiến tài khoản hàng bị trả lại và giảm giá hàng bán hoặc là không ghi nhận việc bán cho đến khi xác định được số thực bán được. Vấn đề nảy sinh ở đây là trong trường hợp nào thì số hàng được coi như đã bán được và không còn thuộc (HTK) của bên bán. Theo chúng tôi thì khi lượng hàng bị trả lại có thể dự kiến được một cách tương đối chính xác thì hàng có thể được coi là đã bán được và số hàng đó không còn thuộc bộ phận (HTK) của bên bán. Còn hàng bị trả lại không thể dự kiến được chính xác thì việc ghi giảm (HTK) của bên bán khi số hàng thực sự bán được.

** Hàng bán trả góp.

Trong trường hợp hàng bán trả góp, tiền hàng được trả theo nhiều kỳ, vì hàng bán trả góp phát sinh rủi ro về nợ khó đòi cao hơn so với bán hàng thông thường nên người bán thường nắm quyền pháp lý của số hàng cho đến khi toàn bộ tiền hàng được thanh toán. Vấn đề nảy sinh ở đây là liệu rằng số hàng bán trả góp có được xem như hàng đã bán được, hay chưa? mặc dù quyền pháp lý của số hàng này chưa được chuyển giao. Theo chúng tôi, hàng bán trong trường hợp này có thể được ghi giảm trong (HTK) của bên bán nếu tỷ lệ nợ khó đòi có thể dự đoán được tương đối chắc chắn căn cứ vào việc phân tích khả năng thanh toán của bên mua và một số nhân tố ảnh hưởng khác. Như vậy, việc bán trả góp ở đây chỉ ra rằng, trong một số trường hợp có thể ghi giảm (HTK) của (DN) mặc dù quyền sở hữu pháp lý chưa được chuyển giao.Trong trường hợp này cần căn cứ vào bản chất kinh tế của nghiệp vụ để xác định mà không căn cứ vào hình thức pháp lý của nghiệp vụ.

Như vậy, việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc (HTK) của (DN) ảnh hưởng tới việc tính chính xác của (HTK) phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy việc phân loại (HTK) là cần thiết trong mỗi (DN).

Tác giả : Quang Khải - Theo nguồn (www.tapchiketoan.com - www.tapchiketoan.info)
Xin phép được viết tắt các từ Hàng tồn kho (HTK), doanh nghiệp (DN) vì quá 10.000 ký tự)
 
Sơ đồ chữ T mua hàng. Tài khoản 151 có thể bỏ qua nếu tờ khai Hải Quan về cùng với hàng.

Ghi nhớ: Kết toán công nợ bằng bút toán chênh lệch tỷ giá nếu có. (không nằm trong quy trình này)


SodoMuahang.gif

Em xin bổ sung thêm mua hàng nhập khẩu phần mua bảo hiểm

Em không thấy phản ánh phần mua bảo hiểm, nếu hàng bị tổn thất thì phải có bồi thường chứ??? Vậy thì thuế GTGT HNK không được khấu trừ hết do bảo hiểm đã bồi thường, mà khi mua bảo hiểm thì không bao gồm thuế GTGT (do thuế GTGT bảo hiểm hàng NK = 0%)

Vậy thì khi kê khai thuế GTGT như thế nào??? Nếu khai hết sẽ bị thuế bỏ ra bên Công ty em đã bị.

Tương tự đối với trường hợp vận chuyển nếu có bồi thường!!

Vài dòng góp ý, nếu có gi không phải mong bỏ qua.
 
1. Phí mua bảo hiểm nếu do bên bán chịu, sẽ cộng vào giá mua, công thêm giá cước vận chuyển, gọi là giá CIF, đây cũng là giá thanh toán, là giá tính thuế và là giá hạch toán nhập kho. (chưa kể phí cảng vụ nhận hàng, phí vận chuyển từ cảng về, ...)
2. Phí mua bảo hiểm do bên mua chịu (nếu mua theo giá FOB), sẽ hạch toán như 1 loại phí nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu % (0%), cũng hạch toán bình thường như các loại phí nhập khẩu khác.

Khi xảy ra rủi ro dẫn đến tổn thất hàng hoá, và được bồi thường, ta xét 2 trường hợp: tổn thất 100%, và tổn thất ít hơn.

Xin trả lời trước về vấn đề hàng tổn thất 100%:

Hàng tổn thất 100% thì chẳng còn gì để nhận, chẳng có gì để mở tờ khai NK, nên chẳng làm gì có thuế phải nộp và chẳng có số liệu gì để hạch toán. Trừ khoản tiền nhận bồi thường, không liên quan gì đến nhập kho hàng NK, và thuế NK, thuế GTGT hàng NK phải nộp.

Về hàng tổn thất ít hơn 100%, nghĩa là vẫn còn cái để nhận về nhập kho, tôi chưa gặp nên chưa biết, nhưng theo suy luận thì tờ khai nhập khẩu sẽ mở với giá trị hàng còn lại (không bị tổn thất), lúc đó thuế các loại sẽ chỉ đánh trên số lượng hàng thực nhập, và VAT sẽ được khấu trừ.

Và chỉ mới là suy luận nên nhờ mọi người cho ý kiến thêm.
 
Làm rõ hơn về FOB và CIP :

Theo vĩ mô:
- Giá FOB áp dụng cho hàng hóa xuất, nhập khẩu là giá trị thị trường tại biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa được xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu. Giá FOB bao gồm cả các khoản sau đây: phí vận tải chuyên chở hàng hóa tới biên giới hải quan của nước xuất khẩu, phí bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải ở biên giới và tất cả các loại thuế trừ đi trợ cấp đánh vào sản phẩm tại nước xuất khẩu. Nói cách khác, hàng hóa xuất khẩu đánh giá theo giá FOB là giá sử dụng.

- Giá CIF là giá của hàng hóa nhập khẩu tính tại biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng bất kỳ loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Giá CIF của hàng nhập khẩu không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp để chuyên chở hàng nhập khẩu trong phạm vi của nước nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tính theo giá CIF bằng hàng nhập khẩu tính theo giá FOB cộng với phí vận tải và phí bảo hiểm giữa biên giới hải quan của nước xuất khẩu và biên giới hải quan của nước nhập khẩu.
Theo vi mô :


- Giá FOB
được viết tắt là Free on Board nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

Người bán phải:

  • Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất (nếu cần)
  • Giao hàng lên tàu
  • Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu
  • Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước
Người mua phải:

  • Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước
  • Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong cước
  • Lấy vận đơn
  • Trả tiền chi hí dỡ hàng
  • Chịu mội rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc
- Giá CIF: Giá thành, Bảo hiểm và Cước là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế được viết tắt là CIF (tiếng Anh: Cost, Insurance and Freight) được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển.
Chúc vui.
 
1. Phí mua bảo hiểm nếu do bên bán chịu, sẽ cộng vào giá mua, công thêm giá cước vận chuyển, gọi là giá CIF, đây cũng là giá thanh toán, là giá tính thuế và là giá hạch toán nhập kho. (chưa kể phí cảng vụ nhận hàng, phí vận chuyển từ cảng về, ...)
2. Phí mua bảo hiểm do bên mua chịu (nếu mua theo giá FOB), sẽ hạch toán như 1 loại phí nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu % (0%), cũng hạch toán bình thường như các loại phí nhập khẩu khác.

Khi xảy ra rủi ro dẫn đến tổn thất hàng hoá, và được bồi thường, ta xét 2 trường hợp: tổn thất 100%, và tổn thất ít hơn.

Xin trả lời trước về vấn đề hàng tổn thất 100%:

Hàng tổn thất 100% thì chẳng còn gì để nhận, chẳng có gì để mở tờ khai NK, nên chẳng làm gì có thuế phải nộp và chẳng có số liệu gì để hạch toán. Trừ khoản tiền nhận bồi thường, không liên quan gì đến nhập kho hàng NK, và thuế NK, thuế GTGT hàng NK phải nộp.

Về hàng tổn thất ít hơn 100%, nghĩa là vẫn còn cái để nhận về nhập kho, tôi chưa gặp nên chưa biết, nhưng theo suy luận thì tờ khai nhập khẩu sẽ mở với giá trị hàng còn lại (không bị tổn thất), lúc đó thuế các loại sẽ chỉ đánh trên số lượng hàng thực nhập, và VAT sẽ được khấu trừ.

Và chỉ mới là suy luận nên nhờ mọi người cho ý kiến thêm.

Trường hợp hàng về đủ số lượng nhưng hàng bị kém chất lượng, ví dụ: hàng bị ẩm ướt, bị mốc, ... có giám định của bên thứ 3 thì đương nhiên bảo hiểm phải bồi thường. Vậy thì thuế GTGT HNK không được khấu trừ toàn bộ. Tương tự cho vận chuyển trong nước, hàng từ cảng nhập về kho công ty trong trường hợp hao hụt vượt mức theo hợp đồng vận chuyển, dựa vào phiếu cân giữa hai đầu cân. Thì bên vận chuyển phải bồi thường trừ phần hao hụt cho phép. Vậy thuế GTGT của hóa đơn vận chuyển cũng không được khấu trừ toàn bộ.

Mong các bác xem lại, có gì không phải bỏ qua nha.

Chúc các bác có chuyến offline thật vui nha!
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
 
sao giải nén rồi mà ko sử dụng được nhi? file dạng gì vậy ạ :" vsd "
 
sao giải nén rồi mà ko sử dụng được nhi? file dạng gì vậy ạ :" vsd "

Cần cài đặt thêm bộ Microsoft Office Visio vào thì mới xem được. Các sơ đồ này do Thầy Mỹ vẽ trên Microsoft Office Visio. Còn không cài thì nhấn chuột phải của các sơ đồ đó và save pictures as lại là xong

attachment.php
 

File đính kèm

  • visio.JPG
    visio.JPG
    186.2 KB · Đọc: 314
Topic này khá lâu rồi, thời điểm này dân nhà kế chúng ta cũng hơi rảnh nên liệu chúng ta có nên tiếp tục chủ đề này không?
 
Web KT
Back
Top Bottom