Góp sức cùng nhà TTH - Otofun chia sẻ với đồng bào miền Trung khắc phục cơn bão số 10

Liên hệ QC

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,121
Được thích
24,279
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/03/Ngap-trong-nuoc-2708-1380771791.jpg

Nguồn https://www.facebook.com/thaotom.thaotom/posts/216267618534380?notif_t=like

"Miền Trung lũ lụt, câu nói cửa miệng đó đã bao đời nay rồi, giờ vẫn là một hiện thực nhức nhối cào sâu hơn những khó khăn, thiệt thòi của những người dân nơi đây. Năm nào cũng vậy, mùa khô thì nắng nứt nẻ ruộng đồng, để lại những vết hoác sâu hoắm, bàn chân người đưa xuống cũng lọt. Mùa mưa thì xối xả, lũ chồng lũ, ngập ruộng ngập đồng, ngập nhà ngập cửa. Cái eo thắt nhất của đất nước đã khiến cho Miền Trung phải hứng chịu những cơn gió Lào oi bức thổi từ dãy Trường Sơn vào vẫn chưa đủ, lại còn bắt Miền Trung phải gánh chịu những cơn giận dữ điên cuồng của biển khơi, mỗi khi mùa bão tới. Người dân Miền Trung cứ mãi nghèo, là do đâu? Không phải họ ko chịu thương chịu khó một nắng hai sương, cũng ko phải họ ko ham học ham làm. Mà là do Ông Trời cứ thử thách mãi lòng người, cứ mang hạn hán, cứ mang thiên tai đến, thì làm sao mà ko nghèo, ko khổ, ko mất mát đau thương.
Năm nay người dân Miền Trung đã cứ tưởng có thể thở phào nhẹ nhõm khi mùa mưa bão đã sắp trôi qua, nào ngờ cơn bão số 10 lại ập xuống, cuốn trôi đi tất cả những gì họ có trong tay: nhà cửa, vật dụng, gia súc, và đau đớn hơn là cả con người, cũng bị dòng nước lũ hung hãn cuốn trôi đi. Gần như tất cả những gì có thể phục vụ cuộc sống của người dân nơi đây, đều đã bị dòng nước lũ hung hãn cuốn trôi đi ra biển, và từ đó cuốn trôi đi bao sum vầy êm đềm của những gia đình nhỏ bé, trong quãng thời gian này. Ko nhà – ko nơi ở; ko vật dụng – ko có gì để sinh hoạt; ko lương thực thực phẩm – họ phải sống nhờ vào những gói mỳ tôm, những chai nước suối mà bạn bè xa gần trên dẻo đất Việt Nam đã kịp thời chung tay chuyển đến. Nhưng họ sẽ cầm cự được bao nhiêu nữa, khi mưa vẫn xối xả làm gián đoạn lưu thông giữa họ và những người ứng cứu?
Giữa cái rốn lũ Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) ấy, xã Quỳnh Vinh là một trong những xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bão lũ này. Hiện nay mọi lưu thông với Quỳnh Vĩnh đều đang rất khó, người dân nơi đây 100% đều mất toàn bộ nhà cửa, tài sản. Công tác cứu hộ và di rời dân vẫn đang được các cơ quan ban ngành triển khai nhanh chóng. Qua trao đổi nhanh với anh Diễn – Phó ban phòng chống lụt bão của Hoàng Mai, chi hội TTH quyết định sẽ tổ chức 1 chuyến đi động viên và tặng 300 suất quà cho đồng bào lũ lụt tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An vào thứ 7 ngày 12/10/2013.
Rất mong nhận được sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người với các hạng mục: quần áo cũ (còn mới và lành lặn); vật dụng gia đình (chăn, màn, xoong nồi, bát, thìa, đũa...), lương thực thực phẩm (gạo, mỳ tôm, bột canh, nước mắm...), đồ dùng học tập cho các em học sinh...

Mọi sự ủng hộ bằng hiện vật xin liên hệ sdt: 0989316869 - Phan Huyen Nhi.

Mọi sự ủng hộ bằng tiền mặt xin gửi về:
Số tài khoản VND: 0541000208411.
Tên chủ tài khoản: Phạm Thi Ngân
Tại ngân hàng: Vietcombank Chương Duong.
(Xin ghi rõ: nick.... ủng hộ đồng bào Miền Trung lũ lụt)"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trước mắt, CLB XH trích quỹ ủng hộ mỳ tôm. Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi các thành viên hãy góp sức, góp công, cùng chia sẻ với đồng bào miền Trung, nơi ngheo đói mà thường xuyên xảy ra lũ lụt, bão tố...

Ghi chú: Thời gian triển khai chương trình rất gấp, ai ủng hộ được xin thực hiện luôn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sau khi đã cân nhắc, CLBXH HN xin góp sức với nhà TTH 20 thùng mỳ tôm. Trong đó có 7 thùng (do bạn Cá Ngừ F1) ủng hộ chương trình HG nhưng thời hạn sử dụng sắp hết, cho nên tôi mua thêm 13 thùng mỳ tôm hiệu 3 miền (Bò rau thơm), giá cả cũng hợp lý, thời gian sử dụng hẳn 1 năm (trong khi mỳ thông thường là 6 tháng). Chúng tôi mua 20 thùng mỳ này chuyển cho Hà Giang.

Như vậy chi phí là 13*61.160 (đ/thùng) = 800.000 đ (làm tròn)



Mua 33 thùng mỳ tôm cho cả 2 chương trình:



Do chưa có chìa mở cửa để tập kết hàng nên đành chờ: !$@!!

 
Web KT
Back
Top Bottom