gà excel nhờ các cao nhân giúp tính tuổi chính xác ạ.

Liên hệ QC

quynhvu29

Thành viên mới
Tham gia
16/3/21
Bài viết
4
Được thích
2
em làm bên dân số, em có một bảng dữ liệu những người trong tổ dân phố, bây giờ em muốn tính ra số tuổi chính xác của từng người(VD: 18 tuổi 18 ngày 2 tháng) đến một ngày cụ thể thì phải làm sao ạ.
Rất mong các cao nhân giúp.hình excel.jpg
 
Khổ thân bé gà. Đêm hôm rồi vẫn bị gọi gà lên. :p

Dùng hàm datedif() xem.
 
Ca sao gì chứ.
Mình chép cái đã làm lên đây xem nào.
Nửa chữ cũng không được viết tắt là được liền.
 
em làm bên dân số, em có một bảng dữ liệu những người trong tổ dân phố, bây giờ em muốn tính ra số tuổi chính xác của từng người(VD: 18 tuổi 18 ngày 2 tháng) đến một ngày cụ thể thì phải làm sao ạ.
Rất mong các cao nhân giúp.View attachment 255554
Ca nầy quá khó, Excel kỵ những người trên 120 tuổi
 
Ca nầy quá khó, Excel kỵ những người trên 120 tuổi
Khó mốc xì gì. Báo cáo dân số này nhìn sơ thì biết là báo cáo ma, giỗ kỵ thì có (*1)

(*1) tiếng Hán, ma là con ếch. Chắc vậy mà hợp với ếch xeo.

Cho hỏi nhỏ: cái báo cáo này "quê quán" còn nhiều chi tiết hơn "địa chỉ thường trú" ?
 
Khó mốc xì gì. Báo cáo dân số này nhìn sơ thì biết là báo cáo ma, giỗ kỵ thì có (*1)

(*1) tiếng Hán, ma là con ếch. Chắc vậy mà hợp với ếch xeo.

Cho hỏi nhỏ: cái báo cáo này "quê quán" còn nhiều chi tiết hơn "địa chỉ thường trú" ?
Dạ tại trên địa bàn của địa phương nên khoong ghi đầy đủ.
 
em làm bên dân số, em có một bảng dữ liệu những người trong tổ dân phố, bây giờ em muốn tính ra số tuổi chính xác của từng người(VD: 18 tuổi 18 ngày 2 tháng) đến một ngày cụ thể thì phải làm sao ạ.
Rất mong các cao nhân giúp.View attachment 255554
Tham khảo bài này https://www.giaiphapexcel.com/diendan/threads/hàm-tính-tuổi-bằng-vba.153813/#post-1011392
 
em làm bên dân số, em có một bảng dữ liệu những người trong tổ dân phố, bây giờ em muốn tính ra số tuổi chính xác của từng người(VD: 18 tuổi 18 ngày 2 tháng) đến một ngày cụ thể thì phải làm sao ạ.
Rất mong các cao nhân giúp.View attachment 255554
Bạn nên dùng từ "mọi người" thay vì là "cao nhân" bạn nha.

Bạn gửi file của bạn lên để mọi người vào xem giúp, chứ mọi người có cái gì đâu mà "làm".
Bạn tính số tuổi của bà Đặng Thị Thu Hiền bằng cách nào? Phải có dữ liệu ngày mất của bà ấy chứ hả? Còn những người còn sống thì bạn mới lấy ngày hiện tại (TODAY) trừ đi ngày sinh là đúng. :)
Hay ý thực sự của bạn muốn là kiểu như tính Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ, Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Tôn??! Để kỷ niệm 1 số chức sắc trong địa phương mình?!
 
Dạ e dùng datedif() rồi nhưng ra con số 44271 đó ạ. Nên k biết sao
Bạn tham khảo công thức tổng quát sau nhé:
Mã:
=DATEDIF(A2,B2,"y")&" tuổi, "&DATEDIF(A2,B2,"ym")&" tháng ,"&DATEDIF(A2,B2,"md")&" ngày."
Với A2 là ngày sinh, B2 là ngày hiện tại (hoặc ngày mất).

Bạn hiểu ý mình chứ?
 
Liếc sơ qua đoán bạn đang dùng ô trống E4 so sánh với today() và tham số ngày:
DATEDIF(E4,TODAY(),"d")=44271

Dùng cái này nhé:
I4:
Mã:
=DATEDIF(E4+F4,TODAY(),"y")&" tuổi "&DATEDIF(E4+F4,TODAY(),"ym")&" tháng "&DATEDIF(E4+F4,TODAY(),"md")&" ngày "

P/S: Cụ bà 146 tuổi kia không tính được nhé. Muốn tính được thì phải dùng công thức trung gian đưa nó về 1900+ mới tính được.
 
Cụ bà 146 tuổi kia không tính được nhé. Muốn tính được thì phải dùng công thức trung gian đưa nó về 1900+ mới tính được.
Không được cũng phải được.
Tôn chỉ chung ở GPE này là "sếp đưa như vậy và bắt làm, huhu..."

(vài cái tuổi cỡ này đưa vào là thống kê khu vực này ngon lành: tuổi trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, ...)
 
Lỗi chính tả thôi, 1875 đúng ra là 1975, nếu so với tuổi chồng và con trong hộ khẩu.
 
Lỗi chính tả thôi, 1875 đúng ra là 1975, nếu so với tuổi chồng và con trong hộ khẩu.
"nếu so với"
Chữ nếu tổ bố.
Như vậy, bất cứ dữ liệu nào cũng có khả năng lỗi chính tả. Và phải có một hàm hoăqcj chương trình VBA nào đó để so sánh:
- tuổi hai người lớn trong hộ phải hợp lý cho trường hợp vợ chồng.
- tuổi con phải tối thiểu nhỏ nhơn cha 16 năm và nhỏ hơn mẹ 13 năm (lệ nữ thập tam, nam thập lục)

Và vì con số 1875 nó ràng ràng quá nên còn thấy. Nếu 1975 gõ thành 1957 thì sao?

Đã có chữ nếu to tướng thì cả bảng báo cáo có độ tin cậy (ngôn ngữ thống kê) là bao nhiêu phần trăm?. Nếun dưới độ tin cậy chấp nhận thì nó là báo cáo ma.
 
Ai nói đó là chồng/ vợ và con? Bà cố nội thì có
Rốt cuộc thì thớt chỉ đưa lên một cái hình. Mẩu dữ liệu "25/09/1875" còn chưa rõ là loại dữ liệu gì.
Bà con cứ ngồi đoán già đoán non. Còn công thức ngon lành nữa chứ.

Bảo sao dân hỏi bài trên GPE không dùng thái độ "ôm cây đợi thỏ".
 
Như vậy, bất cứ dữ liệu nào cũng có khả năng lỗi chính tả. Và phải có một hàm hoăqcj chương trình VBA nào đó để so sánh:
- tuổi hai người lớn trong hộ phải hợp lý cho trường hợp vợ chồng.
- tuổi con phải tối thiểu nhỏ nhơn cha 16 năm và nhỏ hơn mẹ 13 năm (lệ nữ thập tam, nam thập lục)
Các căn cứ suy đoán:
- Chủ hộ thường đứng đầu+ năm sinh bên cột NAM => Chủ hộ là chồng
- Chồng/Vợ chủ hộ đứng tiếp theo + năm sinh bên cột NỮ=> Người này là vợ
- Người thứ ba có họ + lót trùng 75% với chủ hộ + năm sinh bên cột NAM => Con trai
- Người cuối cùng có "họ ghép" trùng với hai người đầu: là "con gái trên giấy khai sinh" của hai người kia.
- Suy ra, người thứ hai không thể sinh năm 1875, vì con gái sinh năm 2002, vậy 127 tuổi sinh con là chưa thấy bao giờ (Thế giới thì không biết, riêng VN thì y học chưa phát triển).
Người cuối cùng dùng từ "con gái trên giấy khai sinh", vì không chắc phải con của người đầu tiên không, vì quê quán khác với cha và anh trai.

Trình độ suy diễn này đủ để học code chưa sư phụ ptm0412?
 
Các căn cứ suy đoán:
- Chủ hộ thường đứng đầu+ năm sinh bên cột NAM => Chủ hộ là chồng
- Chồng/Vợ chủ hộ đứng tiếp theo + năm sinh bên cột NỮ=> Người này là vợ
- Người thứ ba có họ + lót trùng 75% với chủ hộ + năm sinh bên cột NAM => Con trai
- Người cuối cùng có "họ ghép" trùng với hai người đầu: là "con gái trên giấy khai sinh" của hai người kia.
- Suy ra, người thứ hai không thể sinh năm 1875, vì con gái sinh năm 2002, vậy 127 tuổi sinh con là chưa thấy bao giờ (Thế giới thì không biết, riêng VN thì y học chưa phát triển).
Người cuối cùng dùng từ "con gái trên giấy khai sinh", vì không chắc phải con của người đầu tiên không, vì quê quán khác với cha và anh trai.

Trình độ suy diễn này đủ để học code chưa sư phụ ptm0412?
Tôi không hỏi mọi người "suy đoán" như thế nào.
Theo luật thống kê (*1) thì các con số phải có độ tin cậy. Ở đây độ tin cậy là bao nhiêu phần trăm?
Điển hình: cho rằng 1875 là do số 9 bị gõ thành số 8 thì trong bảng trên có bao nhiêu khả năng số 8 đáng lẽ phải đọc là 9? (2008->2009)

(*1) báo cáo về dân số là thống kê. Nếu địa phương của thớt không coi nó là thống kê thì đúng là dân thế kỷ 19.
 
Các căn cứ suy đoán:
- Chủ hộ thường đứng đầu+ năm sinh bên cột NAM => Chủ hộ là chồng
- Chồng/Vợ chủ hộ đứng tiếp theo + năm sinh bên cột NỮ=> Người này là vợ
- Người thứ ba có họ + lót trùng 75% với chủ hộ + năm sinh bên cột NAM => Con trai
- Người cuối cùng có "họ ghép" trùng với hai người đầu: là "con gái trên giấy khai sinh" của hai người kia.
- Suy ra, người thứ hai không thể sinh năm 1875, vì con gái sinh năm 2002, vậy 127 tuổi sinh con là chưa thấy bao giờ (Thế giới thì không biết, riêng VN thì y học chưa phát triển).
Người cuối cùng dùng từ "con gái trên giấy khai sinh", vì không chắc phải con của người đầu tiên không, vì quê quán khác với cha và anh trai.

Trình độ suy diễn này đủ để học code chưa sư phụ ptm0412?
- Chủ hộ: Đúng, chồng, có khi đúng (chỉ khoảng 30%). Vợ chết, vợ ly hôn, vợ đã cắt hộ khẩu hoặc vợ chưa nhập hộ khẩu do ở tỉnh khác
- Đứng tiếp theo: Nếu vợ chết, người thứ nhì khác họ, là nữ, vẫn có khả năng là mẹ, bà nội, bà ngoại, chị dâu, em dâu
- Cùng họ + lót 75% là con? chỉ 10% đúng. Có thể là em ruột, em họ, cháu gọi chú, bác ruột.
- Người cuối: họ ghép là con? xác suất trùng họ ghép cũng lên đến 50 - 70%. Vẫn có thể là em gái, em họ con chú con bác, cháu gái gọi bằng chú, bác
Tóm lại là chả có cơ sở gì để đoán, cố đoán là quá liều
 
Web KT
Back
Top Bottom