Dự thảo: Sửa đổi, bổ sung TT số 130/2008/TT-BTC- 26/12/2008 của Bộ Tài chính

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Dự thảo:
THÔNG TƯ​

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp​

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 như sau:

1. Bổ sung điểm 2.1 mục IV Phần C như sau:

Doanh nghiệp phải lập hồ sơ, thủ tục đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất như sau:

- Công văn của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường (sau khi đã trừ phần thuộc trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân).

- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất của Hội đồng xác định giá trị tổn thất do doanh nghiệp lập, có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã, phường hoặc Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, phường.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hoá có thể thu hồi được kèm theo hồ sơ về tài sản, hàng hoá, hoá đơn, chứng từ mua hàng; bảng kê xuất nhập tồn hàng hoá bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

2. Bổ sung điểm 2.2 mục IV Phần C như sau:

- Trường hợp tài sản cố định (TSCĐ) đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng do nguyên nhân khách quan phải tạm thời dừng với thời gian ngắn (dưới 12 tháng) rồi tiếp tục phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng SXKD được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được trích khấu hao vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.5 mục IV Phần C như sau:

- Sửa đổi điểm 2.5b mục IV Phần C như sau:

Các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

- Bổ sung điểm 2.5c mục IV Phần C như sau:

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán (không bao gồm 17% quỹ dự phòng tiền lương trích lập của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng theo quy định nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự phòng và tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo định mức tiền lương đã được duyệt (nếu có).

Đối với phần trích lập dự phòng tiền lương của năm trước nhưng đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN của năm nay doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết thì doanh nghiệp phải hoàn nhập và ghi giảm chi phí của năm nay.

- Bổ sung điểm 2.5 mục IV Phần C như sau:

Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký kết với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi phí về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông được người sử dụng lao động trả có tính chất là tiền lương, tiền công, nếu khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.6 mục IV Phần C như sau:

Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật và bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm.

Trường hợp Doanh nghiệp có chi trang phục bằng cả tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.11 mục IV Phần C như sau:

Phần trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định. Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên vượt quá mức quy định của cơ quan quản lý cấp trên, chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của hiệp hội.

Trường hợp doanh nghiệp đã tính phần trích nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và nếu có trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm thì khoản trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

6. Sửa đổi điểm 2.20 mục IV Phần C như sau:

Lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).

7. Bổ sung điểm 2.29 mục IV Phần C như sau:

Các khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của các văn bản xử phạt hành chính nêu trên, nếu khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

8. Bổ sung điểm 2.31 mục IV Phần C như sau:

- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Thuế TNDN (thuế nhà thầu) nộp thay nhà thầu nước ngoài được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN.

9. Bổ sung điểm 4 mục V Phần C như sau:

+ Trường hợp phát sinh khoản thu nhập từ thanh lý tài sản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp phát sinh khoản thu nhập từ thanh lý tài sản không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thuế TNDN thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN.

10. Bổ sung điểm 5 mục V Phần C như sau:

+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

11. Sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục V Phần C như sau:

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.

- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh), thì được xác định như sau:

+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập khác.

+ Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với khoản lỗ lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Còn tiếp
 
Tiếp theo:

12. Bổ sung điểm 16 mục V Phần C như sau:

+ Trường hợp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm mà không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thuế TNDN thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.

13.

Khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của hàng hoá đã thực xuất khẩu tính vào thu nhập khác. Trường hợp khoản thu nhập này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp khoản thu nhập này không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.

14. Sửa đổi điểm 2 mục VII Phần C như sau:

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ 1: Năm 2010 DN A có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2011 DN A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 120 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2010 là 100 tỷ, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2011..

Ví dụ 2: Năm 2010 DN B có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2011 DN B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 80 tỷ đồng thì:

- DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 80 tỷ vào thu nhập chịu thuế năm 2011;

- Số lỗ còn lại 20 tỷ, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2010 chuyển tối đa không quá năm 2015).

15. Bổ sung mục VII Phần C như sau:

Doanh nghiệp có số lỗ giữa các Quý trong cùng một năm tài chính thì không được chuyển lỗ của các Quý trong cùng một năm tài chính vào các Quý tiếp theo cũng của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mới xác định số lỗ của cả năm và được chuyển lỗ kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

16. Bổ sung điểm 1.1 Phần E như sau:

- Trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông mới thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần và không tính thuế TNDN đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.

- Trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ công ty cổ phần khác có quan hệ công ty mẹ - công ty con với công ty nhận sáp nhập, có quy đổi cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập và cổ phiếu của công ty bị sáp nhập thì phần chênh lệch lớn hơn giữa tổng mệnh giá cổ phiếu cả cổ đông tại các công ty bị sáp nhập và tổng mệnh giá cổ phiếu do công ty nhận sáp nhập phát hành thêm được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần của công ty nhận sáp nhập và không tính thuế TNDN đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.

17. Bổ sung điểm 1.2 Phần E như sau:

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng theo quy định của Luật chứng khoán áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán.

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần không thuộc trường hợp nêu trên áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng vốn.

18. Bổ sung điểm 1 mục I Phần G như sau:

oanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ cho thuê lại đất thuộc diện phải nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản..

19. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục III Phần G như sau:

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản đề nghị nộp thuế theo từng lần phát sinh thì khai thuế như doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản và không phải kê khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý mà chỉ kê khai quyết toán thuế TNDN năm.

20. Bổ sung điểm 2.2 mục I Phần H như sau:

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

21. Sửa đổi điểm 2.5 mục I Phần H như sau:

Trường hợp trong năm doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.

22. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3 mục III Phần H như sau:

Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Doanh nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư vào các ngành nghề nêu trên để được hưởng ưu đãi thuế TNDN là phải ứng dụng công trình mới đem lại doanh thu, thu nhập, chứ không phải xây dựng các công trình này rồi bàn giao cho đơn vị sản xuất, kinh doanh.

23. Sửa đổi, bổ sung điểm 5 Phần I như sau:

- Doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá trước ngày 01/01/2009 mà đang áp dụng mức thuế suất cao hơn mức 10% nếu đủ điều kiện thuộc Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn về lĩnh vực xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định thì được chuyển sang áp dụng mức thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ hoạt động xã hội hoá kể từ ngày 01/01/2009.

- Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng có phát sinh thu nhập từ hoạt động xã hội hoá hay doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động xã hội hoá không thành lập cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá nếu đủ điều kiện thuộc Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn về lĩnh vực xã hội hoá do Thủ tướng Chính phủ quy định thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường kể từ ngày 01/01/2009.

24. Bổ sung Phần I như sau:

- Từ ngày 1/1/2009, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20% kể cả trường hợp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được thành lập trước ngày 1/1/2009 nhưng chưa được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN hoặc đã hết thời gian hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN (không bao gồm trường hợp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân đang được áp dụng thuế suất

- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế TNDN thì tiếp tục được hưởng các mức ưu đãi này cho thời gian còn lại nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.

- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm trước ngày 1/1/2004 đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp mà mức ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC cao hơn mức ưu đãi quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì doanh nghiệp được chuyển sang ưu đãi theo các mức ưu đãi quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTCcho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2009.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2010.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.

Bổ sung nguồn: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/Suggestion_Legal?p_detail=1&p_topic_id=3277
Các ý kiến tham gia xin gửi về Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính - 123 Lò Đúc - Hà Nội hoặc email: mtmai@gdt.gov.vn
 
Các bạn có thể tham khảo thêm dự thảo này :

Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đang được Tổng cục Thuế dự thảo sửa đổi, bổ sung với nhiều điểm mới.


Dự thảo mới đưa ra 24 điểm sửa đổi, bổ sung Thông tư 130.


Hướng dẫn cụ thể về chi phí được trừ, không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


Hiện tại có quy định doanh nghiệp (DN) được trừ vào chi phí đối với phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Tuy nhiên các văn bản này chưa hướng dẫn cụ thể DN phải lập hồ sơ, thủ tục đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất như thế nào.
Dự thảo hướng dẫn cụ thể điều DN có công văn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất; có biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất của Hội đồng xác định giá trị tổn thất do doanh nghiệp lập, có xác nhận của Công an cấp xã, phường hoặc Chủ tịch UBND cấp xã, phường; có hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường và hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi về tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng chưa được quy định cụ thể là có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hay không. Dự thảo nêu rõ: Nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khống chế mức chi trang phục


Thông tư 130 phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1,5 triệu đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền vượt quá 1 triệu đồng/người/năm thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Tổng cục Thuế đề xuất khống chế chi trang phục bằng tiền và hiện vật theo 1 mức là không quá 1,5 triệu đồng/người/năm.
Trường hợp DN có chi trang phục bằng cả tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 1,5 triệu đồng/người/năm.


Dự thảo cũng bổ sung quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ. Theo đó, DN có số lỗ giữa các Quý trong cùng một năm tài chính thì không được chuyển lỗ của các Quý trong cùng một năm tài chính vào các Quý tiếp theo cũng của năm tài chính đó.
Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mới xác định số lỗ của cả năm, và được chuyển lỗ kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.


Nguồn VGP News - http://baodientu.chinhphu.vn/Home/S...e-thue-thu-nhap-doanh-nghiep/201010/37358.vgp
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT
Back
Top Bottom