Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Gởi các bạn nội dung bản dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ

  • Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002;
  • Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,


NGHỊ ĐỊNH:​

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

1. Bổ sung Điều 6a như sau:
“Điều 6a. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam


1. Các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài khi nộp hồ sơ tham gia đấu thầu tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì phải lập kế hoạch sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật về tham gia đấu thầu tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài và chủ đầu tư phía Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Đối với người nước ngoài là người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, giấy công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được chủ đầu tư phía Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
Chủ đầu tư phía Việt Nam phải báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi thực hiện dự án theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài và văn bản chấp thuận của chủ đầu tư phía Việt Nam".​

2. Bổ sung Điều 8a sau Điều 8 như sau:

“Điều 8a. Đăng ký sử dụng lao động nước ngoài

Hằng năm, người sử dụng lao động phải đăng ký kế hoạch sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.

3. Khoản 6 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài.
Đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì phải gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Nghị định này.
Đối với các đối tượng quy định tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc”.​

4. Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động:
a) Giấy phép lao động bị mất;
B) Giấy phép lao động bị hỏng;
c) Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:
a) Đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất, bị hỏng hoặc nội dung muốn thay đổi;
B) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng hoặc giấy phép lao động muốn thay đổi nội dung.
3. Nội dung giấy phép lao động được cấp lại: Giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài do bị mất hoặc bị hỏng thì phải đảm bảo đúng các nội dung như giấy phép lao động đã được cấp.
Giấy phép lao động được cấp lại sau khi thay đổi nội dung theo đề nghị của người nước ngoài.”​

5. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an buộc xuất cảnh theo quy định của pháp luật”.

6. Bổ sung Điều 15a như sau:


“Điều15a. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hướng dẫn cấp thị thực cho người nước ngoài sau khi đã được cấp hoặc gia hạn giấy phép lao động.

2. Không cấp thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc chưa gia hạn giấy phép lao động. Không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động”.​

7. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đối với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.​

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM.Chính phủ
Thủ tướng



Nguyễn Tấn Dũng

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn Phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). A.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom