Dự án quản lý công nợ

Liên hệ QC

handung107

Thành viên gắn bó
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,630
Được thích
17,436
Nghề nghiệp
Bác sĩ
Công ty A phân loại khách hàng như sau :

- Doanh thu mua hàng hàng tháng đạt từ 10.000.000 trở lên : nhóm khách hàng 1
- Doanh thu mua hàng hàng tháng đạt từ 5.000.000 đến nhỏ hơn 10.000.000 : nhóm khách hàng 2
- Doanh thu mua hàng hàng tháng ít hơn 5.000.000 : nhóm khách hàng 3

Với từng nhóm khách hàng có các yêu cầu về công nợ sau đây:

1/ Nhóm 1 :
- Thanh toán 50% mỗi lần mua hàng
- Số tiền tồn nợ tối đa là 7.000.000đ
- Thời hạn thanh toán là 2 tháng cho mỗi lần mua hàng

2/ Nhóm 2 :
- Thanh toán 70% mỗi lần mua hàng
- Số tiền tồn nợ tối đa là 3.500.000đ
- Thời hạn thanh toán là 1 tháng cho mỗi lần mua hàng

3/ Nhóm 3 :
- Thanh toán 80% mỗi lần mua hàng
- Số tiền tồn nợ tối đa là 2.000.000đ
- Thời hạn thanh toán là 1 tuần cho mỗi lần mua hàng

Từ những yêu cầu trên, hàng ngày, sẽ có những phiếu báo công nợ cần thanh toán đến các khách hàng theo mẫu đính kèm

Các bạn lưu ý, đây sẽ là bài thực hành đầu tiên, và phương pháp làm việc của chúng ta sẽ là làm việc theo nhóm. Có thể chúng ta sẽ chia ra 3 nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ có trưởng nhóm, và mỗi nhóm sẽ có Box riêng để trao đổi thảo luận với nhau, chúng ta sẽ có thi đua giữa các nhóm làm việc, và tôi sẽ đề cử Mod Hai2Hai tổ chức thực hiện phương pháp thực hiện dự án đầu tiên của Giaiphapexcel

Thời gian thực hiện đề tài này là 1 tháng. Các bạn đăng ký tham gia làm việc theo các nhóm nhé
 

File đính kèm

  • Phieu Bao Cong No.xls
    16.5 KB · Đọc: 2,245
TodoList - Excel: QLCông nợ

hai2hai hơi bận nên tạm thời chỉ đưa ra cái TodoList đơn giản để mọi người tham khảo.

Vẫn nhấn mạnh với mọi người là: Quan trọng nhất là bước 1 (làm rõ yêu cầu) và bước 2 (làm thế nào để thực hiện yêu cầu = phần mềm - nghĩa là phân tích thiết kế). Khi bài toán đã rõ, cách làm đã rõ thì mỗi người có thể thực hiện công việc theo những gì mình biết về Excel

Mọi người giả như mình chưa biết về chuyện quản lý công nợ như thế nào, hãy thử xem là các thông tin chị Dung đưa ra thế đã đủ chưa?

Ví dụ:

- Thông tin khách hàng cần quản lý gồm những thông tin gì. (Để còn biết mà thiết kế DB chứ)
- Khi khách hàng mua hàng, hóa đơn mua hàng là như thế nào? (dĩ nhiên, nếu cho cái này ai cũng biết thì phải viết ra để KH (là chị Dung) confirm là đúng)
- Chính sách thanh toán (như chị Dung đã viết), có cần làm sáng tỏ gì thêm nữa không? Nếu có thì hỏi thêm nhé.
- Phiếu thanh toán thì như thế nào? các trường hợp thanh toán (thanh toán trước, thanh toán theo hóa đơn, thanh toán nhiều lần cho 1 hóa đơn, v.v...) các kiểu thanh toán: Thanh toán ngay = tiền mặt, mua nợ, v.v...
- Ngoài báo cáo chị DUng đưa ra cần báo cáo gì nữa ko? Hình thức báo cáo như thế nào (layout + nội dung)

Sau đó, hãy thử list ra các chức năng của PM xem sao.
Từ đó, xem cần hỏi bổ sung gì nữa ko thì tiếp tục hỏi chị Dung.

Mỗi nhóm, ai xung phong viết tài liệu yêu cầu phần mềm (nghĩa là tài liệu đầu vào để cho người phân tích thực hiện ấy)

Hỏi: Tại sao phải viết vày dù bài toán là nhỏ?
Trả lời:
- Tại vì ko phải ta làm 1 mình mà còn nhiều người khác muốn hiểu (nếu ko thì mỗi người hiểu 1 kiểu)
- Tại vì ko phải lúc nào ta cũng biết hết mọi trường hợp đặc biệt xảy ra.
- Tại vì nếu ko làm rõ ràng, có thể làm xong chị Dung (đại diện cho khách hàng) sẽ nói là ... thiếu rồi, thế này làm sao đáp ứng đủ.
- Tại vì nếu ko nói ra, ai cũng tưởng là người kia hiểu, mình hiểu, nhưng cuối cùng là chẳng ai hiểu nhau (hoặc thậm chí hiểu sai ý của nhau).
- v.v...

Mọi người cố gắng nhé. Ai tham gia vị trí nào thì xung phong và làm theo từng nhóm 1.

Cheeers
 

File đính kèm

  • ToDoList.xls
    17.5 KB · Đọc: 1,230
Cám ơn Hải nhé. Chị bắt đầu thấy thú vị với cách làm việc và phương pháp em đề ra rồi đấy. Mong mọi người nhiệt tình bắt tay vào nhé.
 
Giả sử những câu hỏi của Hai2Hai đã được công ty A cung cấp thông tin như sau :
- Thông tin của khách hàng : tên Kh, địa chỉ, điện thọai, mã số thuế, nhóm khách hàng (nhóm 1, 2,3 như phân loại ở trên)
- Thông tin về nợ tồn đọng của khách hàng sẽ được cập nhật mỗi lần khách hàng tiến hành giao dịch. Nợ tồn đọng tối đa là 7.000.000 đ cho nhóm KH1, 3.500.000đ cho nhóm KH2 và 2.000.000đ cho nhóm 3. Nếu có giao dịch mới, sẽ kiểm tra xem nợ tồn là bao nhiêu, quá giới hạn tối đa sẽ không được thiếu
- Hóa đơn mua hàng là hóa đơn GTGT thông thường
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt chia làm 2 lần, thanh toán lần đầu là 50 %, cho nhóm 1, 70% cho nhóm 2 và 80% cho nhóm 3.
- Thời hạn thanh toán cho lần kế tiếp tối đa sẽ tùy vào nhóm KH như trên. Thời gian này được tính cho từng lần mua hàng. Và khi đến hạn sẽ thông báo bằng phiếu báo công nợ cho hóa đơn mua hàng số...
- Yêu cầu về PM : có các Form nhâp liệu thông thường
- Các BC cần có của công ty :
1/ Hàng tháng :
- BC công nợ của các KH
- BC mua hàng của các KH trong tháng để có thể theo dõi và cập nhật, điều chỉnh lại các nhóm KH cho KH
2/ Hàng ngày :
- BC danh sách các KH đến hạn thanh tóan
- BC danh sách các KH đã có nợ tồn đọng đạt mức tối đa như đã nói ở trên
Các biểu mẫu BC không bắt buộc theo mẫu, nhưng phải đảm bảo đủ nội dung cần thiết
 
Dạ, em hơi thắc mắc chị Dung ơi:
1. Thanh toán % cho mỗi lần mua hàng:
- Mỗi lần mua hàng: có phải là cho một đơn hàng hay không? Ở đây, cứ 1 phiếu giao hàng được xem là một đơn hàng hay không?
- Thanh toán ở đây có phải là thanh toán trước hay theo tỷ lệ quy định? Hay thanh toán nợ cũ.
- Và có quy định thêm giá trị của mỗi lần giao hàng không?
2. Thời hạn thanh toán: có phải tính từ ngày giao hàng?
3. Trường hợp, doanh thu mua hàng thay đổi thì nhóm khách hàng có thay đổi không?

Để em coi, em hỏi thêm chị Dung.
 
1/ Xem như mỗi lần mua hàng là một đơn hàng. Một phiếu giao hàng sẽ giao hàng cho một đơn hàng
2/ Được thanh toán trước theo tỷ lệ % cho mỗi nhóm khi nợ tồn chưa vượt quá giới hạn tối đa quy định cho các nhóm
3/ Không quy định giá trị của mỗi lần giao hàng mà quy định theo doanh thu mua hàng trong tháng
4/ Thời hạn thanh toán sẽ tính từ ngày giao hàng
5/ Trường hợp doanh thu thay đổi, có thể xếp nhóm lại. (Nhóm khách hàng có thể thay đổi tùy vào chế độ ưu đãi của công ty)
Các bạn hãy khởi động tham gia dự án đi nào....
 
/(/gười phá đám đây!

Cơ quan tôi QĐịnh đến ký HĐồng để 60 ngày sau phải đảm bảo đủ hàng theo hợp đồng cho tôi với tiền cộc là 15%. Yêu cầu lãi xuất ngang với ngân hàng Nhà nước được không anh chị?!
 
Hiện tại mình không có thời gian vào NET, làm sao những nội dung thảo luận được gởi đến mỗi người khi tham gia dự án?
Thân,

Lê Văn Duyệt.
 
levanduyet đã viết:
Hiện tại mình không có thời gian vào NET, làm sao những nội dung thảo luận được gởi đến mỗi người khi tham gia dự án?
Thân,

Lê Văn Duyệt.

Đơn giản kinh khủng.

1. Phân nhóm, trưởng nhóm:
- Mọi người tự chọn những người làm cùng nhóm với mình (YM!, ĐT,...). Sau khi đã thống nhất thành viên trong nhóm, các thành viên để lại thông tin liên lạc như Email, YM!, Skype, ĐT, v.v... Tốt nhất là dùng Group mail (Dùng GoogleMail có thể dùng Group mail được), nếu ko thì CC to All members
- Bầu cử trưởng nhóm (Việc này rất quan trọng). Trưởng nhóm có trách nhiệm đề ra phương án làm việc, quản lý công việc, theo dõi và đốc thúc tiến độ của công việc, giao việc cho các thành viên, tập hợp kết quả công việc của mọi người, v.v...

2. Thực hiện công việc theo công việc được giao: Công việc giao phải rõ ràng:
- Đầu vào: (Ví dụ: Yêu cầu của chị Dung là đầu vào của việc tao tại liệu yêu cầu phần mềm)
- Kết quả: (Ví dụ tài liệu yêu cầu phần mềm, cách viết tài liệu thế nào thì thực ra cũng có chuẩn để viết, anyways mọi người cứ thử nghĩ xem & thống nhất cách viết như thế nào sao cho người thiết kế đọc là có thể hiểu được đầy đủ bài toán)
- Thời gian bắt đầu
- Thời gian kết thúc (deadline)
- Ai thực hiện

3. Báo cáo tiến độ công việc & kết quả

Không có thời gian lên NET nghĩa là sao? Ví dụ 1 tuần vào 1 lần thì ko ổn rồi anh Duyệt ạ. Làm Online, nhất là làm phần mềm mà ko có net thì chả khác gì ....mất điện :)

Thực ra việc làm nhóm Online (hay bất cứ việc gì) ko khó. Nhưng em sure là ko làm được vì chủ yếu là con người không muốn làm ấy anh ạ.

Thử ecomotion này cái ++--//*

Ah, nội dung thảo luận là gì? Là 1 ai đó đưa ra ý kiến, người khác bổ sung ý kiến. Nếu ko ai đưa ra ý kiến thì sẽ ko có gì để thảo luận cả.

2 ngày rồi mà hình như ko thấy ai, nhóm nào công bố Tên nhóm cả. Dự án này 10 năm cũng ko thực hiện được
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hu hu, có một miếng Net nào đâu mà làm. Lâu lâu ra IS làm một phát, hơi bất tiện.
 
1. Phân tích yêu cầu

Giả sử những câu hỏi của Hai2Hai đã được công ty A cung cấp thông tin như sau :
1- Thông tin của khách hàng : tên Kh, địa chỉ, điện thọai, mã số thuế, nhóm khách hàng (nhóm 1,2,3 như phân loại ở trên)
2- Thông tin về nợ tồn đọng của khách hàng sẽ được cập nhật mỗi lần khách hàng tiến hành giao dịch. Nợ tồn đọng tối đa là 7.000.000 đ cho nhóm KH1, 3.500.000đ cho nhóm KH2 và 2.000.000đ cho nhóm KH3. Nếu có giao dịch mới, sẽ kiểm tra xem nợ tồn là bao nhiêu, quá giới hạn tối đa sẽ không được thiếu.
3- Hóa đơn mua hàng là hóa đơn GTGT thông thường
4- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt chia làm 2 lần, thanh toán lần đầu là 50 %, cho nhóm 1, 70% cho nhóm 2 và 80% cho nhóm 3.
5- Thời hạn thanh toán cho lần kế tiếp tối đa sẽ tùy vào nhóm KH như trên. Thời gian này được tính cho từng lần mua hàng. Và khi đến hạn sẽ thông báo bằng phiếu báo công nợ cho hóa đơn mua hàng số...
6- Yêu cầu về PM : có các Form nhâp liệu thông thường
7- Các BC cần có của công ty :
a/ Hàng tháng :
- BC công nợ của các KH
- BC mua hàng của các KH trong tháng để có thể theo dõi và cập nhật, điều chỉnh lại các nhóm KH cho KH
b/ Hàng ngày :
- BC danh sách các KH đến hạn thanh tóan
- BC danh sách các KH đã có nợ tồn đọng đạt mức tối đa như đã nói ở trên
Các biểu mẫu BC không bắt buộc theo mẫu, nhưng phải đảm bảo đủ nội dung cần thiết
Các thắc mắc về yếu cầu:
1.Hỏi
Dạ, em hơi thắc mắc chị Dung ơi:
1. Thanh toán % cho mỗi lần mua hàng:
- Mỗi lần mua hàng: có phải là cho một đơn hàng hay không? Ở đây, cứ 1 phiếu giao hàng được xem là một đơn hàng hay không?
- Thanh toán ở đây có phải là thanh toán trước hay theo tỷ lệ quy định? Hay thanh toán nợ cũ.
- Và có quy định thêm giá trị của mỗi lần giao hàng không?
2. Thời hạn thanh toán: có phải tính từ ngày giao hàng?
3. Trường hợp, doanh thu mua hàng thay đổi thì nhóm khách hàng có thay đổi không?
Trả lời
1/ Xem như mỗi lần mua hàng là một đơn hàng. Một phiếu giao hàng sẽ giao hàng cho một đơn hàng
2/ Được thanh toán trước theo tỷ lệ % cho mỗi nhóm khi nợ tồn chưa vượt quá giới hạn tối đa quy định cho các nhóm
3/ Không quy định giá trị của mỗi lần giao hàng mà quy định theo doanh thu mua hàng trong tháng
4/ Thời hạn thanh toán sẽ tính từ ngày giao hàng
5/ Trường hợp doanh thu thay đổi, có thể xếp nhóm lại. (Nhóm khách hàng có thể thay đổi tùy vào chế độ ưu đãi của công ty)
 
2. Tài liệu yêu cầu về phần mềm

(Mạn phép)
_Yêu cầu chương trình có thể chạy trên mạng LAN, có thể nhiều người cùng sử dụng.
_Phân cấp (chỉ giả tạo thôi) người sử dụng, khi truy cập vào thì phải nhập user name/Pass.
_Yêu cầu nhập liệu dễ dàng, có trợ giúp cho việc nhập mã.
_Báo cáo được định dạng theo yêu cầu của khách hàng. (Chị Dung đưa lên các định dạng)
_Về phần 1.2; 1.4 sẽ cho người sử dụng định nghĩa một cách linh động.
Vâng còn gì nữa xin các bạn tiếp.
hai2hai góp ý với.

Lê Văn Duyệt
 
Mẫu tham khảo về Software Requirement Spec (Index Only)

Phải công nhận anh Duyệt là người rất tích cực và đam mê lập trình (nói chính xác ra là làm phần mềm chứ lập trình chỉ là 1 phần nhỏ) đấy. (Vì hình như chỉ có mỗi anh thực hiện, ko làm việc với ai cả)

Xin gửi mẫu SRS dưới dạng Index để mọi người tham khảo.

Dĩ nhiên, tài liệu này viết thì cực dài, nhưng ông cha ta có câu: "Liệu cơm mà gắp mắm". Vì thế, cũng tùy từng tính chất và độ lớn của dự án mà sẽ phải bỏ đi rất nhiều mục mà ko cần viết. Chủ yếu là viết được cái mục 4 của tài liệu: Yếu cầu về chức năng sản phẩm.

Mục này ko có nghĩa là copy cái đoạn yêu cầu của chị Dung (tức là của Khách hàng) mà viết dưới dạng thật rõ ràng sao cho người thiết kế đọc là phải hiểu rõ về chương trình trong tương lai như thế nào. Chương trình sẽ có bao nhiêu chức năng, mỗi chức năng có nhiệm làm công việc gì, có những vài trò (roles) gì trong mỗi chức năng, đầu vào của chức năng là gì, kết quả của mỗi chức năng ra sao, các ràng buộc nếu có trong mỗi chức năng đó, v.v... (Tham khảo USC1(1).Jpg, USC1(2).Jpg)

Còn các mục khác mục 4, nếu chỉ là dự án trên Excel thì mọi người chỉ đại khái thôi.
 

File đính kèm

  • Software Requirement Spec (Index Only).zip
    347.6 KB · Đọc: 784
Lần chỉnh sửa cuối:
Simple SRS

Hoặc đơn giản hơn nữa, mọi người chỉ viết như ví dụ trong file Simple SRS thôi
 

File đính kèm

  • Simple SRS.pdf
    38.2 KB · Đọc: 279
Về việc thiết kế database em không có ý kiến – Không biết các anh chị nghĩ như thế nào nhưng chúng ta cần biết các yêu cầu đặt ra của người dùng (nghĩa là của các doanh nghiệp). Bởi vì thà chúng hoạch định kế hoạch đầy đủ, chính xác hơn là viết một phần mềm không hiệu quả và một điều là dự án chúng ta làm xong có được áp dụng rộng rãi vào thực tế không.
Nói là file quản lý công nợ, nhưng chúng ta có thể theo dõi thêm cả phần nhập xuất tồn hàng hóa, công nợ đầu vào và doanh thu của cả DN luôn nữa.
Ở đây, em chỉ xin nêu ra ý kiến của người sử dụng, người quản lý công nợ; còn các bạn có quan tâm vui lòng cho ý kiến thêm:

1. Những vấn đề chị Dung đã nêu ở trên xem như là một phần yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể yêu cầu thêm các điểm sau đây cần phải giải quyết:

2. Về kho hàng: các DN có nhiều kho (giả sử có tối đa 3 kho). Mỗi lần nhập, xuất hàng có thể xuất phát một lúc từ nhiều kho chứ không phải riêng một kho. Giả sử, các kho hàng này đều đứng tên một công ty.

3. Về khách hàng: theo em chúng ta nên phân nhóm lại KH sau mỗi cuối tháng. Tuy nhiên, theo em việc phân nhóm để phục vụ cho chiến lược của DN, do đó DN tự biết điều này. Nhưng theo thời gian, nhóm sẽ thay đổi liên tục thì có khó khăn trong việc thiết kế hay không. Thực tế thì các DN thường phân nhóm KH theo khu vực và loại hình kinh doanh của đối tượng mua hàng.

4. Kết thúc mỗi 3 tháng, 6 tháng, 1 năm; các DN sẽ đánh giá lại từng KH: thông thường sẽ dựa trên doanh số mua của từng KH và chủ DN sẽ có chiến lược cho từng nhóm KH, từng KH. Dĩ nhiên, các số liệu có thể so sánh và phân tích được ở nhiều kỳ với nhau.

5. Các báo cáo có thể có. Xin xem file đính kèm bên dưới. Sau đó, vui lòng cho ý kiến điều chỉnh và bổ sung thêm.

6. Về phiếu báo công nợ: Theo em nên thay thế bằng tên “Bảng đối chiếu công nợ”. Vì đôi lúc ta có thể sử dụng bảng này để phục vụ cho sổ sách thuế, nhất là các khách hàng phải xuất hóa đơn tài chính. Riêng cuối tháng, quý, năm; Chúng ta nên chỉ liệt kê chi tiết theo từng hóa đơn thôi hoặc chỉ liệt kê số dư nợ đầu kỳ, phát sinh tăng, giảm cuối kỳ và số dư nợ cuối kỳ là đủ.

7. Hình thức thanh toán: nêu rõ hình thức thanh toán, trong đó bao gồm cả thanh toán ngoại tệ và VNĐ.

8. Liên quan giữa đặt mã khách hàng và nhân viên bán hàng: chúng ta có thể đặt mã KH có lồng vào mã của nhân viên bán hàng. Theo em nên đặt mã nhân viên riêng để dễ kiểm soát và nhập liệu nhanh, như vậy có thêm một danh mục nhân viên bán hàng nữa.

9. Về Form nhập liệu: việc này chắc mấy bác lập trình có kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, em thấy có thể dùng 2 form là: Form nhập-xuất kho; Form bán hàng (dùng chung). Cụ thể, ta có các cột như sau:
9.1 Ngày, tháng, năm
9.2 Số phiếu
9.3 Mã khách hàng
9.4 Tên khách hàng (không nhập liệu)
9.5 Mã nhân viên bán hàng
9.6 Họ tên nhân viên bán hàng (không nhập liệu)
9.7 Diễn giải/Nội dung nghiệp vụ
9.8 Mã kho hàng
9.9 Tên kho hàng (không nhập liệu)
9.10 Số lượng nhập
9.11 Đơn giá nhập
9.12 Thành tiền nhập (tự tính toán)
9.13 Số lượng xuất bán
9.14 Đơn giá xuất bán
9.15 Thành tiền xuất bán (tự tính toán)
9.16 Hàng giảm giá
9.17 Hàng bị trả lại (nếu phát sinh, đồng thời chúng ta phải ghi giảm công nợ)
9.18 KH phải thanh toán (= 9.15 - 9.16 - 9.17) (tự tính toán)
9.19 KH đã thanh toán
9.20 Còn lại KH chưa thanh toán
9.21 Số ngày nợ (tính cho từng lô hàng)
9.22 Ghi chú
Ở đây, em chưa đề cập đến giao dịch bằng ngoại tệ. Xin các bác cho ý kiến thêm.

10. Phần nhập công nợ: khi khách hàng trả nợ cũ cho nhiều lô hàng, chúng ta phải phân bổ KH trả cho lô hàng nào, ngày, số phiếu của lô hàng đó. Thay vì, chúng ta phải tìm kiếm từng lô hàng phải phân bổ, phần mềm sẽ hiển thị 01 form phân bổ nợ khách hàng. Trong đó, liệt kê có cả mã KH, mã NV, số phiếu… ta chỉ đánh số tiền vào, dữ liệu sẽ tự cập nhật công nợ.

Trên đây, chỉ là ý kiến nhỏ của em. Mong các anh chị em vui lòng đóng góp ý kiến; vì tôi thấy rất cần thiết cho chúng ta đặc biệt là dân kế toán và người quản lý.

Cám ơn.--=0
 

File đính kèm

  • DuAnQuanLyCongNo_MauBaoCao.xls
    51 KB · Đọc: 457
hai2hai đã viết:
Phải công nhận anh Duyệt là người rất tích cực và đam mê lập trình (không chuyên) đấy. (Vì hình như chỉ có mỗi anh thực hiện, ko làm việc với ai cả-=09= )
Bây giờ anh ít giờ lên internet, nên hơi bị khó.
Lê Văn Duyệt
 
To tsf:
Rất cám ơn tsf vì đã công phu làm 1 post khá dài và tâm huyết. Bài toán thực tế, bài toán lớn, v.v... thì mình và chị Dung cũng đã mấy lần nói đến (từ khi chưa có GPEX cơ) nhưng ko phải là dễ làm (làm cá nhân thì ko có vấn đề gì, làm kiểu bài bản để KD thì lại là chuyện khác), SP thương mại phải bao gồm:
- Chương trình dạng mã đã dịch (Có tính đáp ứng cho ...tất cả các DN chứ ko chỉ 1 DN với tất cả các nghành nghề - vì là SP thương mại mà)
- Chương trình dạng mã nguồn (theo chuẩn thiết kế)
- Tài liệu sản phẩm (Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cài đặt, v.v...)
- Tài liệu MKT (Brochures, datasheets, product presentation, v.v...)
- Tài liệu phát triển (cái này thì nhiều vô kể: tài liệu yêu cầu, tài liệu thiết kế, tài liệu test, tài liệu chuẩn này chuẩn nọ, tài liệu dự án (phát triển), v.v...)

Bây giờ mình xin trả lời câu hỏi của tsf:
Re 1: Tại sao phải đưa dự án nhỏ lên trước?
- Tại vì đây là dự án đầu tiên của GPE, nhỏ còn chưa thấy ai làm nữa là lớn (với lại, thông thường bao giờ người ta cũng phải bắt đầu từ những công việc nhỏ đã, làm tốt việc nhỏ thì sẽ làm được việc to).
- Các module khác có thể làm tích hợp rất dễ dàng (ví dụ như kho hàng - thực ra cái này nên làm trước công nợ), cứ nêu ra yêu cầu nghiệp vụ rõ ràng (và viết lại được thành tài liệu yêu cầu phần mềm) thì khắc sẽ làm được.

Re 2:
tsf đã viết:
"3. Về khách hàng: theo em chúng ta nên phân nhóm lại KH sau mỗi cuối tháng. Tuy nhiên, theo em việc phân nhóm để phục vụ cho chiến lược của DN, do đó DN tự biết điều này. Nhưng theo thời gian, nhóm sẽ thay đổi liên tục thì có khó khăn trong việc thiết kế hay không. Thực tế thì các DN thường phân nhóm KH theo khu vực và loại hình kinh doanh của đối tượng mua hàng.

4. Kết thúc mỗi 3 tháng, 6 tháng, 1 năm; các DN sẽ đánh giá lại từng KH: thông thường sẽ dựa trên doanh số mua của từng KH và chủ DN sẽ có chiến lược cho từng nhóm KH, từng KH. Dĩ nhiên, các số liệu có thể so sánh và phân tích được ở nhiều kỳ với nhau."

2 vấn đề trên, nếu xét trên phương diện thiết kế, mình đã tính cả rồi. Không thể nhóm khách hàng lại cho vào DM khách hàng luôn đâu. Cái đó gọi là diễn biến, là lịch sử. Ví dụ: năm ngoái KH này thuộc nhóm A, năm sau, KH đó lại thuộc nhóm B. Và chuyện năm ngoái là nhóm nào, năm nay là nhóm nào đều phải ghi nhận lại hết.

Thanks for share 2 ý kiến trên.

Re Còn lại: Các yêu cầu sau của bạn nên được bổ sung thêm vào tài liệu yêu cầu phần mềm (ko biết có ai đã bắt tay vào làm hay chưa nhỉ? :))

Các biểu mẫu báo cáo của bạn sẽ rất tốt cho những ai muốn thực sự tham gia làm dự án. Nhóm đầu tiên đâu rồi? Sao ko lên tiếng?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
hai2hai đã viết:
Re Còn lại: Các yêu cầu sau của bạn nên được bổ sung thêm vào tài liệu yêu cầu phần mềm (ko biết có ai đã bắt tay vào làm hay chưa nhỉ? :))
Các biểu mẫu báo cáo của bạn sẽ rất tốt cho những ai muốn thực sự tham gia làm dự án. Nhóm đầu tiên đâu rồi? Sao ko lên tiếng?
Chắc anh sẽ tham gia nhóm khác, vì phần nghiệp vụ anh không rành lắm.
Lê Văn Duyệt
 
Mỗi nhóm sẽ có nhiều thành viên, và không phải ai cũng có thể rành hết được. Về công nợ, cũng là một bài toán bình thường, chưa liên quan gì đến các nghiệp vụ kế tóan. Chúng ta sẽ thảo luận quanh nhiều vấn đề, để có thể tiến hành chuyên nghiệp hóa khi nhận thực hiện một dự án. Chị đề nghị chúng ta chia thành 3 nhóm, và các thành viên sau sẽ được đề cử tham gia dự án này gồm : Hai2hai, Lê Văn Duyệt, Bình OverAC, Tsf, TuânVNUI, Đào Việt Cường, Adam_tran, YeuDoi, SA_DQ, WhoamI, Secret Grasses...Các bạn hãy tự tin và nhiệt tình tham gia, dự án đầu tiên có thể thất bại, không thành công như chúng ta mong muốn, nhưng chúng ta sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm, và chúng ta sẽ còn các dự án khác.
Xin lỗi chị không tham gia được, vì mẹ chị đang trong tình trạng rất nặng, những ngày sắp tới chưa biết sẽ ra sao...Nhưng chị thành thật mong các em tham gia nhé
 
Mọi người cứ triển khai đi, phần em chắc chỉ tham gia phần test thử thôi chứ... công việc giờ như cái núi... bùi nhùi!

Ngày xưa mình quản lý công nợ và NXT kho theo nghiệp vụ kép, có nghĩa là sẽ có 1 nhập - 1 xuất (1 nợ - 1 có) như vậy thì sẽ quản lý được n kho cũng như n khách hàng... nhưng các yêu cầu ràng buộc thì chưa có cũng như chưa biết gì về VBA.
 
Web KT
Back
Top Bottom