Chuyên mục: Hỏi đáp chính sách lao động tiền lương

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Mình xin mạn phép tạo topic này để các thành viên cùng sẻ chia những vướng mắc khi lập thang lương bảng lương, bảo hiểm xã hội, ... gọi chung là chính sách lao động tiền lương.

Lý do :
+ Tập hợp những câu hỏi cùng các giải đáp của các thành viên giúp nhau.
+ Không chen ngang vào các topic có chuyên đề. Nhằm giúp người đọc các chuyên đề đó không lang mang.

Mong các anh chị thành viên cùng hưởng ứng giúp nhau.

Thân
 
Đối tượng nào không áp dụng hợp đồng lao động ?

Xin cho mở hàng trước 1 câu hỏi nhe :
Đối tượng nào không áp dụng hợp đồng lao động ?
Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ? Và nếu ký hợp đồng lao động thì ai đại diện để ký.

Phạm vi áp dụng : Các loại hình doanh nghiệp nào phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động (+ Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH nhiều thành viên, Công Ty cổ phần, Công Ty liên doanh)

Thủ tục gồm những gì ?

Và nếu không cần ký kết hợp đồng lao động thì căn cứ văn bản pháp luật nào qui định. Và thủ tục gồm có những gì ?

Chân thành cám ơn
 
Theo như em được biết, người đại diện theo pháp luật của công ty có đăng ký trong giấy phép kinh doanh sẽ ký hợp đồng lao động với những người này! Thông thường là Chủ tịch hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên!

Vài lời chia sẻ. Nếu có sai xin bỏ qua cho.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo em thì tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải ký kết HDLĐ với người lao động.
Một số trường hợp lao động thời vụ hoặc trong thời gian thử việc có thời hạn dưới 3 tháng thì có thể giao kết HDLĐ bằng miệng.
Không biết đúng không, mong mọi người góp ý!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo em thì tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải ký kết HDLĐ với người lao động.
Một số trường hợp lao động thời vụ hoặc trong thời gian thử việc có thời hạn dưới 3 tháng thì có thể giao kết HDLĐ bằng miệng.
Không biết đúng không, mong mọi người góp ý!

Người lao động mà bạn nói là người lao động bình thường.
cái mà bác KTGG nói ở đây là : Người đó là thành viên BQT , và đặc biệt người đó vừa là thành viên ban quản trị vừa là đại diện pháp luật - VD như Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc điều hành(Đại diện pháp luật) thì có làm hợp đồng không ?? và nếu có làm thì ai là người ký xác nhận chỗ đại diện Công ty ??

--CV--
 
Theo tôi thì những người trong Hội đồng quản trị không phải ký kết hợp đồng lao động. Cũng tương tự như trong các doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không phải ký hợp đồng lao động vì những người này do Nhà nước quản lý. Còn nếu Chủ tịch HĐQT mà ký thì ai sẽ là người xác nhận vào hợp đồng?
 
Theo tôi thì những người trong Hội đồng quản trị không phải ký kết hợp đồng lao động. Cũng tương tự như trong các doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không phải ký hợp đồng lao động vì những người này do Nhà nước quản lý. Còn nếu Chủ tịch HĐQT mà ký thì ai sẽ là người xác nhận vào hợp đồng?

Nếu không ký Hợp đồng lao động với những người này thì Lương và các khoản liên quan đến lương, chính sách bảo hiểm xã hội cho họ có tính không vậy bạn. Nếu tính thì tính như thế nào, khi họ nghĩ việc thì có ràng buộc gì kèm theo nếu không có hợp đồng lao động?

Cơ sở nào bạn khẳng định: doanh Nghiệp nhà nước "Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không phải ký hợp đồng lao động vì những người này do Nhà nước quản lý." ??
 
Theo hướng dẩn cuả Sở LĐ , HDLĐ là giao kết giửa 2 bên : người LĐ và ngưới sử dụng LĐ.
Mà người sử dụng LĐ có thể là chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu của CTy. Vì vậy nếu CT HĐQT,HĐTV, Tổng GĐ, GĐ là chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu thì không cần phãi ký HDLĐ còn các trường hợp khác đều phãi ký.
 
Cơ sở nào bạn khẳng định: doanh Nghiệp nhà nước "Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không phải ký hợp đồng lao động vì những người này do Nhà nước quản lý." ??
Theo tôi đây là quy chế quản lý cán bộ của ta. Các chức danh đó trong DNNN là do cấp trên bổ nhiệm và có thể điều động đến đơn vị khác nên các chế độ chinh sách sẽ áp dụng khác với NLĐ
 
Theo tôi đây là quy chế quản lý cán bộ của ta. Các chức danh đó trong DNNN là do cấp trên bổ nhiệm và có thể điều động đến đơn vị khác nên các chế độ chinh sách sẽ áp dụng khác với NLĐ
Vậy bạn có thể cho biết quy chế quản lý đó như thế nào hay không?

Nếu đã căn cứ bộ luật lao động thì tôi xin trích dẫn như sau:
http://www.dncustoms.gov.vn/Data/Luat/luat_lao_dong.htm
Chương I - Những Quy Định Chung:
.....

Điều 2
Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.

Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
..................

Điều 4
Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.
Như vậy, không có quy định nào cho phép Doanh Nghiệp Nhà Nước có quyền không ký kết hợp đồng lao động với những người đề cập trong topic này.

Tôi đề nghị khi thảo luận, hướng dẫn, các bạn phải căn cứ vào tính chất pháp lý của vấn đề, không nên "nói cho có nói", mà quên đi tính pháp lý của nó.
 
Tôi xin phân tích thêm như sau:

- Căn cứ vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, căn cứ vào thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
.......................
k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
....................
- Căn cứ vào Bộ Luật Lao Động:
Chương I - Điều 2:
Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.
........................
Điều 6:
Người sử dụng lao độngdoanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
Như vậy:
Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ??
Tôi xin trả lời như sau:

A. Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và có hưởng lương phải ký kết hợp đồng lao động vì những lý do sau đây:
  • Thể hiện rõ thời hạn, phạm vi trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng cho người trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh!
  • Là chứng từ pháp lý hợp lý, hợp lệ để Doanh Nghiệp có thể hạch toán/chứng minh các khoản chi phí Lương, thưởng, chế độ phụ cấp theo lương, theo trách nhiệm (nếu có), chế độ BHXH/BHYT, các khoản trợ cấp theo quy định đối với người tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh, điều hành doanh nghiệp.
  • Là cơ sở pháp lý để Doanh Nghiệp quyết toán Thuế TNDN, TNCN, quyết toán BHXH/BHYT
- Người sử dụng lao động là người trực tiếp ký kết hợp đồng lao động đối với những người lao động này.
- Trong trường hợp này, người sử dụng lao động la Doanh Nghiệp, do đó người đại diện Doanh Nghiệp theo pháp luật sẽ ký kết hợp đồng lao động với những người này (cụ thể là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên)
- Nếu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất và có hưởng lương thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên sẽ ký vào cả hai vị trí: 1 - Đại diện người lao động; 2 - Đại diện người sử dụng lao động.
- Khi ký vào vị trí số 2, Hợp đồng đó phải kèm theo chữ ký của người phụ trách nhân sự của công ty (Cụ thể là trưởng phòng nhân sự), hoặc chữ ký của một/các thành viên ban quản trị.
- Và (các) chữ ký này được coi là (các) chữ ký của (những) người làm chứng và không bắt buộc (có thể căn cứ theo Điều Lệ Công ty)
-----------------------------------------------------------------------------------------

B. Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và không hưởng lương thì không cần thiết phải ký kết hợp đồng lao động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trả lời về vấn đề "Đối tượng nào không áp dụng hợp đồng lao động ?", có 2 thời gian như sau :
+ Trước năm 2003, thực hiện theo (Thông tư số 21/LĐTB-XH ngày 12/10/1996 và nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 - Lưu ý : Nay 2 văn bản này đã hết hiệu lực)
-Thông tư số 21/LĐTB-XH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hợp đồng lao động, thì các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động đã được quy định tại khoản 2 điều 1 của Nghị định số 198/CP
1. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc lập hoặc doanh nghiệp Nhà nước khác; giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các đơn vị thành viên của tổng công ty Nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995.
2. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Từ năm 2003, thực hiện theo NGHỊ ĐỊNHCỦA CHÍNH PHỦ SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG và Thông tư của bộ lao động thương binh và xã hội số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
(hiệu lực của 2 văn bản này vẫn còn, chưa xác định thời gian hết hiệu lực)

Điều 2.
1. Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước;
d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;
e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
đ) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
e) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
g) Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Kính xin lỗi quý thành viên, hiện tại mình đang cập nhật Bộ luật lao động lại cho hệ thống hoá
(Luật lao động đã được Quốc Hội nước CHXHCN VN Khoá IX, ký họp thứ 5 thông qua ngày 23/06/1994 và chủ tịch nước CHXHCNVN ký lệnh công bố ngày 05/07/1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995; và được sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động do Quốc Hội Khoá X, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 02/04/2002 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2003); được sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động do Quốc Hội Khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2007)

cùng các văn bản vế chính sách lao động tiền lương đang còn hiệu lực.
Đồng thời, mình sẽ chuyển toàn bộ font .VnTimeH, .VnTime,... sang Unicode.
Tạm thời mời các anh chị xem đỡ. Khi em chuyển xong, nhớ cho em xin 1 ly caphê được rồi. Khà khà khà
 

File đính kèm

  • 21_2003_TT-BLDTBXH_03000966.ZIP
    12.7 KB · Đọc: 141
  • 44_2003_ND-CP_03000431.ZIP
    10.7 KB · Đọc: 83
Lần chỉnh sửa cuối:
2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
đ) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
e) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
g) Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Bác trích dẫn mà không trích dẫn rõ chút. Ngay tại điều 2 này đã nói:
2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
Điều 4 của Bộ luật Lao động(em đã đề cập tại bài #10):
Điều 4
Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Cho nên Thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp ở đây là đối với doanh nghiệp quy định tại điều 4 của Bộ Luật Lao Động, chứ không phải áp dụng cho tất cả!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: thì cơ cấu tổ chức quản lý Công ty gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty và bầu người đại diện theo ủy quyền. HĐTV có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,...Như vậy, chỉ có HĐTV không phải ký kết hợp đồng và họ hưởng lương theo số vốn mà họ đóng góp để hình thành Công ty. (Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005).
 
Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: thì cơ cấu tổ chức quản lý Công ty gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty và bầu người đại diện theo ủy quyền. HĐTV có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,...Như vậy, chỉ có HĐTV không phải ký kết hợp đồng và họ hưởng lương theo số vốn mà họ đóng góp để hình thành Công ty. (Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005).

Cái mà bạn đang nói tới, nó không phải là Lương, mà là lợi nhuận sau thuế được chia! bạn cần phải định nghĩa rõ các khoản này! Nếu gọi là hưởng lương thì phải có cái gì đó thể hiện mức lương! Và cái đó gọi là Hợp Đồng Lao Động.

Như tôi đã đề cập bên dưới, đối với các thành viên hội đồng quản trị tham gia quản lý kinh doanh nhưng không hưởng lương thì không cần phải lập hợp đồng lao động làm gì. (Dĩ nhiên họ sẽ hưởng được phần lợi nhuân sau thuế được chia theo tỷ lệ góp vốn!)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin lỗi, tôi hơi nhầm một chút. Nhưng rõ ràng là những người này không phải ký kết hợp đồng lao động và rất phù hợp với điều 4 của Bộ Luật lao động rồi. Có đúng không vậy.
 
Xin lỗi, tôi hơi nhầm một chút. Nhưng rõ ràng là những người này không phải ký kết hợp đồng lao động và rất phù hợp với điều 4 của Bộ Luật lao động rồi. Có đúng không vậy.

Tôi đã khẳng định bài bên dưới rồi mà bạn chưa đọc kỹ (bài #11):
B. Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và không hưởng lương thì không cần thiết phải ký kết hợp đồng lao động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Cadafi nói có vẻ đúng nhất:
- Người sử dụng lao động là người trực tiếp ký kết hợp đồng lao động đối với những người lao động này.
- Trong trường hợp này, người sử dụng lao động la Doanh Nghiệp, do đó người đại diện Doanh Nghiệp theo pháp luật sẽ ký kết hợp đồng lao động với những người này (cụ thể là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên)
- Nếu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất và có hưởng lương thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên sẽ ký vào cả hai vị trí: 1 - Đại diện người lao động; 2 - Đại diện người sử dụng lao động.
- Khi ký vào vị trí số 2, Hợp đồng đó phải kèm theo chữ ký của người phụ trách nhân sự của công ty (Cụ thể là trưởng phòng nhân sự), hoặc chữ ký của một/các thành viên ban quản trị.
- Và (các) chữ ký này được coi là (các) chữ ký của (những) người làm chứng và không bắt buộc (có thể căn cứ theo Điều Lệ Công ty)

Nhưng, 1 người ký cả 2 bên A và B của hợp đồng có lẽ sai nguyên tắc. Trừ khi Cadafi dẫn chứng bằng văn bản pháp quy.

2. Bác Già Gân nói chưa chính xác. (xem bài của Cadafi).
k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
Nghĩa là tiền lương của chủ tịch HĐTV, HĐQT có tham gia điều hành SX KD, cụ thể trong topic này là Giám đốc, Tổng Giám đốc, là chi phí hợp lý. Chi phí này thể hiện trên bảng lương. Nhưng nếu không ký hợp đồng lao động thì quyền lợi của ông ta khi về hưu là thế nào?

Lo khà khà miết nên đọc không kỹ đó mà.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhưng, 1 người ký cả 2 bên A và B của hợp đồng có lẽ sai nguyên tắc. Trừ khi Cadafi dẫn chứng bằng văn bản pháp quy.

Trước khi nói tiếp/làm sáng tỏ vấn đề "ai sẽ ký Hợp đồng lao động" với những người này! Xin phép ý kiến mọi người rằng: "Có ai phản biện về câu trả lời của ca_dafi bên dưới hay không?"
A. Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và có hưởng lương phải ký kết hợp đồng lao động.

B. Đối với Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và không hưởng lương thì không cần thiết phải ký kết hợp đồng lao động.
 
- Người sử dụng lao động là người trực tiếp ký kết hợp đồng lao động đối với những người lao động này.
- Trong trường hợp này, người sử dụng lao động la Doanh Nghiệp, do đó người đại diện Doanh Nghiệp theo pháp luật sẽ ký kết hợp đồng lao động với những người này (cụ thể là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên)
- Nếu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất và có hưởng lương thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên sẽ ký vào cả hai vị trí: 1 - Đại diện người lao động; 2 - Đại diện người sử dụng lao động.
- Khi ký vào vị trí số 2, Hợp đồng đó phải kèm theo chữ ký của người phụ trách nhân sự của công ty (Cụ thể là trưởng phòng nhân sự), hoặc chữ ký của một/các thành viên ban quản trị.
- Và (các) chữ ký này được coi là (các) chữ ký của (những) người làm chứng và không bắt buộc (có thể căn cứ theo Điều Lệ Công ty)

Theo mình hiểu thì việc ký nháy vào hợp đồng lao động chỉ là có trách nhiệm nội bộ, chứ khi xét đến tính pháp lý thì chữ ký chính mới là người chịu trách nhiệm.
Vậy , anh vừa là A, anh vừa là B (Người lao động - Tổng giám đốc) thì có vẻ không hợp lý lắm.

Liệu có thể rằng với trường hợp này (Tổng giám đốc là thành viên HĐQT) thì sẽ thể hiện hợp đồng lao động dưới dạng quyết định của Hội đồng quản trị (dĩ nhiên kèm theo quyền lợi và trách nhiệm).

--CV--


 
Web KT
Back
Top Bottom