Cách đóng dấu treo và dấu giáp lai (CV 6550/TCHQ-VP - 21/11/2012)

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Công văn số 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012 của Tổng Cục Hải Quan V/v đóng dấu treo và dấu giáp lai văn bản

Văn bản này hướng dẫn việc đóng dấu treo và dấu giáp lai các loại văn bản hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành.

Hiện nay, việc quản lý văn thư, đóng dấu văn bản đang áp dụng theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP. Về thể thức trình bày một văn bản hành chính thì Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011.

Theo Công văn này thì các văn bản sau đây do Tổng cục Hải quan phát hành bắt buộc phải đóng dấu giáp lai giữa các trang:

- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Quyết định thanh tra, Quyết định kiểm tra;
- Quyết định miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Quyết định ấn định thuế;
- Quyết định kiểm tra sau thông quan;
- Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài (để làm hộ chiếu công vụ);
- Thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thông báo phạt chậm nộp;
- Kết luận kiểm tra, thanh tra;
- Kết luận xác minh đơn tố cáo;
- Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo;
- Biên bản làm việc;
- Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
- Biểu mẫu, phụ lục có nội dung liên quan đến số liệu tài chính, kế toán thuế, thống kê tình hình xuất nhập khẩu;​

Đối với các văn bản không được quy định trên đây, nhưng do quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành phải đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai, các đơn vị khi phát hành văn bản phải có tờ trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt (hoặc văn bản quy định cụ thể của cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan) làm căn cứ để cán bộ văn thư đóng dấu phát hành theo quy định.

Cách thức đóng dấu giáp lai:

Văn bản có từ 02 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt bắt buộc phải đóng dấu giáp lai. Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản, trùm lên một phần của tất cả các tờ giấy. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.


Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tổng cục Hải quan (qua Văn phòng Tổng cục) để được nghiên cứu, giải quyết./.


KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Văn thư và Lưu trữ NN (để b/c);
- Văn phòng Bộ TC (để b/c);
- LĐTC (để b/c);
- Lưu: VT, VP-HC (3b).
 

File đính kèm

  • CV6550_21112012TCHQ.rar
    4.7 KB · Đọc: 317
Công văn số 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012 của Tổng Cục Hải Quan V/v đóng dấu treo và dấu giáp lai văn bản

Văn bản này hướng dẫn việc đóng dấu treo và dấu giáp lai các loại văn bản hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành.

Hiện nay, việc quản lý văn thư, đóng dấu văn bản đang áp dụng theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP. Về thể thức trình bày một văn bản hành chính thì Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011.

Theo Công văn này thì các văn bản sau đây do Tổng cục Hải quan phát hành bắt buộc phải đóng dấu giáp lai giữa các trang:
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Quyết định thanh tra, Quyết định kiểm tra;
- Quyết định miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Quyết định ấn định thuế;
- Quyết định kiểm tra sau thông quan;
- Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài (để làm hộ chiếu công vụ);
- Thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thông báo phạt chậm nộp;
- Kết luận kiểm tra, thanh tra;
- Kết luận xác minh đơn tố cáo;
- Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo;
- Biên bản làm việc;
- Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
- Biểu mẫu, phụ lục có nội dung liên quan đến số liệu tài chính, kế toán thuế, thống kê tình hình xuất nhập khẩu;​

Đối với các văn bản không được quy định trên đây, nhưng do quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành phải đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai, các đơn vị khi phát hành văn bản phải có tờ trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt (hoặc văn bản quy định cụ thể của cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan) làm căn cứ để cán bộ văn thư đóng dấu phát hành theo quy định.

Cách thức đóng dấu giáp lai:

Văn bản có từ 02 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt bắt buộc phải đóng dấu giáp lai. Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản, trùm lên một phần của tất cả các tờ giấy. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.


Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tổng cục Hải quan (qua Văn phòng Tổng cục) để được nghiên cứu, giải quyết./.


KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái​


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Văn thư và Lưu trữ NN (để b/c);
- Văn phòng Bộ TC (để b/c);
- LĐTC (để b/c);
- Lưu: VT, VP-HC (3b).
Em có tình huống xin nhờ các bác giúp cho:

Bên em có thuê đơn vị tư vấn lập dự toán thiết kế, khi phê duyệt dự toán thì tờ bìa ngoài cùng có ký đóng dấu của cả Chủ đầu tư (Bên em) và đơn vị tư vấn đó.

Tuy nhiên, khi em yêu cầu bên ấy giáp lai, họ bảo chỉ cần Bên em giáp lai cũng được (Bên họ là người trực tiếp lập ra nhưng không đóng gáp lai). Như vậy có hợp lý không hả bác.
 
Em có tình huống xin nhờ các bác giúp cho:

Bên em có thuê đơn vị tư vấn lập dự toán thiết kế, khi phê duyệt dự toán thì tờ bìa ngoài cùng có ký đóng dấu của cả Chủ đầu tư (Bên em) và đơn vị tư vấn đó.

Tuy nhiên, khi em yêu cầu bên ấy giáp lai, họ bảo chỉ cần Bên em giáp lai cũng được (Bên họ là người trực tiếp lập ra nhưng không đóng gáp lai). Như vậy có hợp lý không hả bác.

Tất cả các hợp đồng kinh tế, thông thường bên lập, sẽ đóng dấu giáp lai bản mình soạn thảo , hiện nay chưa có 1 công văn nào quy định về việc đóng dấu giáp lai cả hai bên công ty nếu ký hợp đồng kinh tế.

Nhưng trên thực tế, dấu giáp lai và dấu chứng thực rằng các trang, hay các tờ đều đã được thông qua giữa hai bên, tránh tình trạng sửa chữa, thay đổi, nội dung trong các trang ở giữa, ngoại trừ trang cuối có đóng dấu tròn.,..

Do vậy, thông thường khi có sự giao kèo, ký kết, cả hai bên cùng đóng dấu giáp lai. TRánh những trường hợp tranh cãi về việc quản lý hợp đồng và dấu giữa hai bên.
 
Dear các a/c

E muốn hỏi 1 chút về quy định đóng dấu giáp lai
Có phải công ty mình ký bên nào thì đóng dấu giáp lai về phía bên đó không?
Hay ngược lại ạh

Cảm ơn các a/c
 
Dear các a/c

E muốn hỏi 1 chút về quy định đóng dấu giáp lai
Có phải công ty mình ký bên nào thì đóng dấu giáp lai về phía bên đó không?
Hay ngược lại ạh

Cảm ơn các a/c
Đào lại topic trả lời cho bạn.
Bạn thử nghĩ xem khi đóng quyển hồ sơ hay văn bản ... có đóng về phía bên phải của trang giấy không?
Đương nhiên là KHÔNG phải không?
Vậy suy ra không ai đóng dấu giáp lai phía bên trái trang giấy (ngoại trừ trường hợp dấu giáp lai chỉ giáp lai 2 trang với nhau)
Nên không có chuyện " công ty mình ký bên nào thì đóng dấu giáp lai về phía bên đó" như bạn hỏi!!!
 
giáp lail 1 cuốn...thì có giáp lai cả cái bìa của nó không ? em qua ủy ban thấy họ giáp lai như thế này có đúng không ? 1 cuốn, chia làm 2 nửa, đóng giáp lai 1 nửa bên này rồi lấy lại 1 tờ cộng với nửa còn lại giáp lai hết....làm như thế có đúng không ạ....
 
giáp lail 1 cuốn...thì có giáp lai cả cái bìa của nó không ? em qua ủy ban thấy họ giáp lai như thế này có đúng không ? 1 cuốn, chia làm 2 nửa, đóng giáp lai 1 nửa bên này rồi lấy lại 1 tờ cộng với nửa còn lại giáp lai hết....làm như thế có đúng không ạ....
Đóng dấu giáp lai là việc dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên văn bản gồm nhiều tờ liên quan đến một vấn đề vào lề bên trái hoặc lề bên phải để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản.
Việc đóng dấu giáp lại được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định như sau: “Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản
 
bạn trả lời rõ đi bạn...mình đọc TT 01 rồi...nó nói chung chung quá....cụ thể đi bạn...cái này bên lề bạn.....
giáp lai 1 cuốn...thì có giáp lai cả cái bìa của nó không ? em qua ủy ban thấy họ giáp lai như thế này có đúng không ? 1 cuốn, chia làm 2 nửa, đóng giáp lai 1 nửa bên này rồi lấy lại 1 tờ cộng với nửa còn lại giáp lai hết....em có hỏi họ, thì họ bảo là từ trước tới giờ toàn làm như thế....
làm như thế có đúng không ạ....
 
Web KT
Back
Top Bottom