Đăng ký định mức nguyên liệu sản xuất.

Liên hệ QC

tungnguyen_kt

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Super Moderator
Tham gia
25/6/08
Bài viết
2,893
Được thích
12,061
Giới tính
Nam
Kính chuyển tới tất cả các anh chị, nhờ anh chị giúp cho vấn đề sau:

Đầu năm là thời điểm chúng ta lập rất nhiều báo cáo, trong đó có phần đăng ký định mức nguyên vật liệu. Với 1 công ty sản xuất, gia công các sản phẩm bằng gỗ, với rất nhiều mã hàng (làm theo đơn đặt hàng nên mỗi lần như thế mà thay đổi mã hàng).
Vì vậy em đưa vấn đề này lên kính nhờ các anh chị cùng ngành giúp đỡ, tư vấn giúp em hoàn thành bảng đăng ký này.

Chân thành cảm ơn.
 
Xây dựng và phân tích chi phí định mức

Đề tài của anh Tùng đưa ra rất hay.

Tại Điểm 2.3 Mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN đã quy định về mức tiêu hao nguyên vật liệu như sau: “Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do DN tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Trường hợp DN trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thì DN phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành”.

Mình có sưu tầm được bài này, gởi đến anh tham khảo

post-1339-1101768922.jpg
|
Phân tích hoạt động kinh doanh phải cố gắng lượng hoá bằng cách dựa trên những dữ liệu được thu thập (ngành thống kê) xây dựng thành các phương trình (ngành toán học kinh tế ) để kiểm chứng tính xác thực của lý thuyết và những sai biệt do các yếu tố không nhìn thấy, không thể giải thích khác (ngành kinh tế lượng) trước khi sử dụng chúng để phân tích dự báo.​

Mỗi nội dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị trong từng giai đoạn kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn.

Để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng định lượng trong khả năng có thể. Chính những thông tin lượng hoá đó mới đúng nghĩa là “ hệ thống thông tin hữu ích của kế toán, cơ sở của các quyết định quản trị và chỉ có điều này mới làm cho phân tích hoạt động kinh doanh trở nên thuyết phục và sẽ là hoạt động thường xuyên được quan tâm tại doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, việc xây dựng định mức chi phí và phân tích định mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này xin đưa ra cách xây dựng định mức chi phí và phân tích các định mức đó.

Trước hết phải hiểu chi phí định mức là gì. Đó là chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách hàng

Công dụng của chi phí định mức

1. Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công
2. Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá
3. Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
4. Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp

Phương pháp xác định chi phí định mức :

* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp

* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.

* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp

Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất

- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:

1. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
2. Hao hụt cho phép
3. Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng​

Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán )

- Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:

Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH,​

Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

1. Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2. Phương pháp bấm giờ​

Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:

+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng​

Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

*Định mức biến phí sản xuất chung

Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:

1 200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4 200đ/s.p​

*Định mức định phí sản xuất chung

Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.

Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3 200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là:

3 200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 11 200 đ/s.p​

Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung :

1 200đ/s.p + 3 200 đ/giờ = 4 400đ​

Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là:

4 400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15 400 đ/s.p​

Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chí phí sản xuất:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

Y: Chi phí sản xuất sản phẩm

X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

X2: Chi phí nhân công trực tiếp

X3: Chi phí sản xuất chung

Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu

g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép

g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu

z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)

z2 là chi phí thu mua

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức nhân công trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp:

N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e

G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp

g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy

g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:

M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e

M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp

g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp

g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm

g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí

Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

K là định mức chi phí sản xuất chung

k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

ThS. Nguyễn Thị Lãnh - Đại học Duy Tân
(tapchiketoan.info)
 
Rất cảm ơn bác KTGG đã giúp, quả thật em cũng có đọc qua bài này rồi, nhưng nói thì nói dzậy nhưng thật tế xây dựng định mức cũng không đơn giản lắm. Nếu làm đại khái cho có để nộp sau này điều chỉnh thì ok, nhưng dù sao cũng phải làm điều chỉnh cho nên ngay từ bây giờ cái mà em cần vẫn là sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quá trình các anh chị đã làm. Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ của bác KTGG và các anh chị khác nhất là các anh chị đang làm công tác kế toán ngành gỗ như em.

Bổ sung thêm là em thường tính hao hụt trên giá chứ không tính hao hụt trên lượng. Bởi vì Gỗ nhập về tùy theo lô mà % hao hụt khác nhau rất nhiều. Nếu hao hụt nhiều đương nhiên là gỗ xấu và tất nhiên là giá thấp. Chính vì vậy nhằm tính toán giá thành chính xác em thường tính haho hụt trên giá mua.

Còn về lượng thì em sử dụng định mức khai báo Hải Quan.
 
quả thật em cũng có đọc qua bài này rồi
Tưởng anh yêu chưa tham khảo nên gởi cho anh yêu đọc thêm thôi.

Không viết bài thì anh yêu cũng kêu ca, la rầy KTGG ham vui, không quan tâm chỉ lo các con nuôi chưa thịt của bác.

Thú thật, nghề kế toán dẫu có giỏi gì nhưng khi đi vào các lĩnh vực ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực sản xuất thì hãy chịu khó lăng vào tìm hiểu qui trình sản xuất của DN. Cũng phải học từ đầu.

Anh Tùng yêu dấu của Kế toán già gân

KTGG cho anh Tùng các lời khuyên như sau:

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sao cho hợp lý không khéo thì gặp phải:

+ Chạy tìm chứng từ đầu vào (Xây dựng định mức quá hốp, quá cỡ thợ mộc, không căn cơ)
+ Giá thành độn lên khó cạnh tranh với các mặt hàng cùng ngành nghề

Mỗi nhóm nguyên vật liệu tham gia cấu tạo vào sản phẩm/thành phẩm nên xây dựng ước lượng % hao hụt dựa vào các thông số/công xuất thiết bị máy móc, tay nghề lao động.
KTGG không xây dựng trên giá mua, KTGG xây dựng trên công năng của máy cùng tay nghề lao động hoặc SP đó làm trên mô hình nào (thủ công hay qui trình công nghệ)

Hãy lưu ý cho các nguyên vật liệu (NVL): Tốt (Loại 1, 2, 3….), loại trung bình/thường như thế nào nữa nhe anh yêu. NVL này không kém phần quan trọng để cho ra SP

Các yếu tố rủi ro khách quan khác, không thấy Nhà nước hỗ trợ (chia lỗ hoặc đền bù) cho DN:
Cúp điện nữa chừng (không có thông báo lịch cúp điện) dẫn đến lô hàng hỏng toàn bộ
Chưa kể thiệt hại thiết bị/máy móc Tiền điện thì cứ thu thẳng thừng, chậm đóng thì cúp điện. Chơi vậy chơi với ai.

Các sản phẩm mặt hàng nhiều mẫu mã khác nhau như ngành nghề: in bao bì “nhựa”, may mặc, đồ gỗ,…nên qui về nhóm sản phẩm để ước lượng được % hao hụt.

Gởi anh yêu file này mang tính tham khảo (TP khung nhôm kéo lụa nhiều loại tính theo inch hoặc cm tùy theo đơn hàng của khách hàng/ván MDF).
Sẽ gỡi file xây dựng định mức NVL làm các loại cân (cân ôtô, cân điện tử để gởi lên anh yêu tham khảo sau)
 

File đính kèm

  • Thamkhao.rar
    66.3 KB · Đọc: 9,338
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác có định mức ngành gỗ thì quá tốt. Em đang rất cần để tham khảo.

PS: Cảm ơn bác rất nhiều vì những thời gian quí báu mà bác đã dành cho Topic này.
 
Anh yêu của Thùy An,

Ngồi bán chuối tại Chợ Đà Lạt, thấy anh yêu vướng mắc dẫu biết rằng anh yêu có trăm nghìn phương kế cho giai nhân mỹ nữ khiêng thùng đỗ nước. Thùy An xin phép bon chen gởi cho anh yêu xem:

Quyết định số: 83/2000/QĐ-UB ngày 27/06/2000 của UBND Tỉnh Lâm Đồng Về việc ban hành Bảng định mức tỷ lệ thành khí gỗ xẻ tạm thời

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/2000/200006/200006270005

BẢNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG KHÂU CHẾ BIẾN LÂM SẢN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH Số 1053/QĐ-UB NGÀY 13/6/1996 CủA ỦY BAN NHÂN DÂN TỉNH KONTUM

Nhớ anh yêu nhiều.
 

File đính kèm

  • 1053 QDUB 1996.doc
    55.5 KB · Đọc: 2,008
Thật sự tới giờ em cũng chưa rõ lắm về chuyện định mức này:

Theo em hiểu nôm na thì đối với một số Doanh nghiệp sản xuất thì phải có một định mức chuẩn để xây dựng giá thành và phải đăng ký cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Tuy nhiên đối với một số đơn vị sản xuất gia công thì sao? giá thành sản phẩm khác với giá thành sản xuất vì vậy định mức này có ý nghĩa gì. Hơn nữa hồ sơ Hải Quan đã thể hiện khá rõ định mức tiêu hao từng loại nguyên liệu rồi.

Nếu như thế anh chị có thể cho em biết đối với doanh nghiệp nào cần thiết đăng ký định mức và doanh nghiệp nào không cần đăng ký định mức. Em không tìm được qui định nào nói về vấn đề này cả.

Chân thành cảm ơn!
 
tungnguyen_kt làm bên ngành gỗ ah. Mình cũng làm bên sản xuất đồ gỗ ngoài trời đây. Không biết bên tungnguyen_kt sản xuất sản phẩm gì.
 
tungnguyen_kt làm bên ngành gỗ ah. Mình cũng làm bên sản xuất đồ gỗ ngoài trời đây. Không biết bên tungnguyen_kt sản xuất sản phẩm gì.

Chào anh

Bên em sản xuất gia công ngành Gỗ: Sản phẩm chủ yếu là tủ Nhật bản (làm theo đơn đặt hàng mà mẫu mã sp cũng do bên đặt gia công cung cấp).
Trị giá thanh toán là giá gia công và các nguyên liệu mua trong nước nếu nguyên liệu đó bên đặt gia công không cung cấp mà vẫn có trong chi tiết sản phẩm yêu cầu.
 
Ah vậy là sản xuất đồ gỗ trong nhà. Thì các công ty Việt Nam toàn làm gia công và xuất đi chứ có ai đã bán trực tiếp đâu.
 
Ah vậy là sản xuất đồ gỗ trong nhà. Thì các công ty Việt Nam toàn làm gia công và xuất đi chứ có ai đã bán trực tiếp đâu.

Vậy trường hợp này thì sao hả anh. em cũng đang làm nhưng thấy sao sao đó vì không có định mức chuẩn nào cả, tùy vào đơn đặt hàng hết. Mỗi lần xuất hàng là lên lại định mức khia báo Hải Quan.
 
Cả nhà giúp em mới em đang làm định mức này mà ko biết đúng không. Mong mọi người giúp em mới ah.
 

File đính kèm

  • Mẫu dinh muc DK thue.xls
    20.5 KB · Đọc: 1,600
Bạn ơi! Bạn có file Mẫu định mức Gỗ sản xuất Bàn, ghế, giường, tủ không? cho mình xin với, mình giờ rất bí trong việc này, mà sổ sách, tính giá thành ....từ năm 2009 tới giờ mình vẫn chưa làm xong nữa bạn ah.
Mong bạn và mọi người ai có xin giúp mình với nhé!
Cảm ơi nhiều nhiều lắm!
 
mình cần tài liệu dự toán sản xuất cơ khí mà tìm mãi ko bít làm thế nào để viết cho đúng ai có jups đỡ mình với!
 
Không biết từ hồi năm 2010 đến giờ bác tungnguyen_kt đã có bản định mức nào chưa?
Em làm bên DN cưa xẻ gỗ, chỉ nhập gỗ tròn sau đó xẻ ra và bán thôi mà cũng chưa làm được định mức tiêu hao NVL +-+-+-+, ai biết nhờ chỉ giùm, Thank!
 
ka nha ui thế có ai biết cách tính định mức cho công ty gia công in quần áo không. Bên em cũng mỗi lần in là 1 mã hàng khác nhau em không biết xây dựng định mức tn. Bác nào có kinh nghiệm chỉ giáo cho em với
 
ka nha ui thế có ai biết cách tính định mức cho công ty gia công in quần áo không. Bên em cũng mỗi lần in là 1 mã hàng khác nhau em không biết xây dựng định mức tn. Bác nào có kinh nghiệm chỉ giáo cho em với

Làm gia công, bên giao gia công hẳn phải có định mức khi ký kết hợp đồng với bạn.
Hãy hình dung 1 nhóm sản phẩm; chất liệu vải, mực in như thế nào khi in trên chất liệu vải đó để biết tiêu hao NVL của mình cho nhóm sản phẩm đó.
 
Không biết từ hồi năm 2010 đến giờ bác tungnguyen_kt đã có bản định mức nào chưa?
Em làm bên DN cưa xẻ gỗ, chỉ nhập gỗ tròn sau đó xẻ ra và bán thôi mà cũng chưa làm được định mức tiêu hao NVL +-+-+-+, ai biết nhờ chỉ giùm, Thank!

Bạn chỉ cần xuống xưởng gặp GĐ sản xuất hỏi về Quy trình công nghệ sx để phục vụ cho việc tính giá thành sp gỗ, sau đó bạn hỏi luôn định mức tiêu hao NVL để đăng ký với thuế trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh thì chi phí này mới được xem là chi phí hợp lý khi QT thuế TNDN !.
 
Bên em đã thành lập công ty sản xuất Sơn hơn nửa năm rồi nhưng chưa lập được bảng định mức Nguyên vật liệu đầu vào để gửi cho cơ quan Thuế. Nhờ quí cô bác, anh chị giúp với!
 
Chào cả nhà !
Bạn nào có bản tính giá thành và đăng ký nguyên vật liệu định mức cho công ty sản xuất thuốc không cho mình xin với. ĐC mail của mình là phgiakhanh10@gmail.com.
Cảm ơn các pác.
 
Web KT
Back
Top Bottom